Sự chối từ
Ý nghĩa của hoa cẩm chướng thay đổi tùy theo màu sắc của nó. Trong khi hoa Cẩm chướng bị tước hết là là biểu tượng của ‘sự từ chối” thì Cẩm chướng đỏ lại có ý nghĩa “Thương thay cho trái tim tội nghiệp của tôi” và Cẩm chướng vàng tượng chưng cho “sự chán ghét”.
√ Hoa cẩm chướng tước hết lá : biểu tượng của sự từ chối.
√ HOA CẨM CHƯỚNG HỒNG : tượng trưng cho ngày của mẹ
√ HOA CẨM CHƯỚNG TÍM : tính thất thường
√ HOA CẨM CHƯỚNG ĐỎ : biểu hiện sự tôn kính
√ HOA CẨM CHƯỚNG TRẮNG : tình yêu trong trắng, thanh cao
√ HOA CẨM CHƯỚNG VÀNG : sự hắt hủi, cự tuyệt.
Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc hoa Cẩm chướng. Theo một câu chuyện xưa thì hoa Cẩm chướng được trồng ở thiên đường rồi rơi xuống trần gian. Chuyện khác thì cho rằng nó sinh ra từ các ngôi mộ của các cặp tình nhân trẻ tuổi. Cẩm chướng là một trong các loài hoa lâu đời nhất được con người gieo trồng. Ở Anh, nó được biến đến từ thế kỷ 14 và đã được văn hào Chaucer nhắc đến trong các tác phẩm của mình. Với tên tiếng Anh là Carnation, người ta đoán chắc cẩm chướng có nguồn gốc từ Incarnacyon. Cẩm chướng là loài hoa có mối quan hệ rất sâu sắc vì từ sự hóa thân của nó, người ta dùng cẩm chướng để gọi tên các sự kiện nhiều dấu ấn: sự khổ nạn chủa chúa Giê-su, giọt máu của Chúa, loài hoa thần thánh…
Xem thêm: Ý nghĩa của hoa giấy | Ý nghĩa của hoa Hướng Dương | Ý nghĩa của hoa hải đường trong phong thủy
Có câu chuyện kể rằng: Marie Antoinette, một tù nhân tại Paris năm 1793, đã vạch ra kế hoạch vượt ngục lên một mảnh giấy bé xíu giấu trong đài hoa của một cành Cẩm chướng đã tước hết lá và gửi cho bạn mình. Mảnh giấy bị phát hiện và bà đã bị lên máy chém hai tháng sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét