Hoa oải hương vốn là một loại hoa nổi tiếng ở các vùng miền Nam nước Pháp như Provence, Avignon. Thực ra, loại hoa này vốn có nguồn gốc từ miền Địa Trung Hải và được biết đến cách đây hàng nghìn năm từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã gieo trồng hoa oải hương ở khắp các nước châu Âu, trong đó miền Nam nước Pháp là một trong những nơi có nhiều Lavender nhất.
Nhiều người vẫn nghĩ oải hương là loại hoa khó trồng, khó chăm sóc nhưng trong điều kiện thích hợp, hoa oải hương có thể phát triển rất nhanh chóng đấy!
Dưới đây là cách giúp bạn tự trồng và chăm sóc cho mình một chậu hoa oải hương từ hạt phát triển tốt với khí hậu Việt Nam.
Bước 1 - Chọn hạt giống:
- Lựa chọn thời tiết thuận lợi: Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng là 18-24 độ C. Ở nước ta, trừ Đà Lạt và Sapa có thể gieo trồng quanh năm thì ở các tỉnh miền Bắc bạn nên gieo vào mùa thu, miền Nam thì vào khoảng tháng 11 – 12 nhé!
- Chọn hạt giống: Tùy theo điều kiện, sở thích và mục đích sử dụng mà có nhiều lựa chọn những giống oải hương khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số giống oải hương phù hợp với đặc điểm khí hậu Việt Nam ở dưới.
Bước 2 - Chọn đất và chậu:
Hoa oải hương phát triển mạnh trên loại đất cát hơi có tính kiềm hoặc trung tính, tơi, xốp, không quá ẩm. Bạn nên chọn loại chậu trồng có lỗ thoát nước.
Bước 3 - Gieo hạt:
- Do một thời gian dài hạt "ngủ", bạn nên ngâm hạt giống trước khi trồng trong 12 giờ, và sau đó cho Gibberellin (chất kích thích điều hòa sinh trưởng) vào ngâm 2 giờ trước khi gieo.
- Bạn san lấp mặt đất cho bằng trước khi trồng. Tưới tiêu cho đến khi thấm nước, gieo hạt giống, sau đó phủ một lớp đất tốt, độ dày 0,2cm rồi phủ cỏ hoặc bộ phim nhựa để giữ ẩm của đất.
Bước 4 - Chăm sóc cây con:
Bạn cần giữ độ ẩm cho đất, tốt nhất là tưới 2 lần/ngày. Bạn cũng tránh không để đất quá ẩm ướt, bởi môi trường ẩm kích thích nấm phát triển, sẽ tiêu diệt hạt giống mới nảy mầm của bạn.
Bước 5 - Chuyển chậu:
Khi oải hương nảy mầm được 5 -10cm thì bạn chia ra, trồng thành nhiều chậu để hoa có thể phát triển hoàn thiện. Bạn nên thực hiện cẩn trọng với bước này để tránh làm tổn thương bộ rễ mới nhé!
Bước 6- Đặt chậu nơi ấm áp:
Muốn hoa phát triển nhanh, bạn cần đặt chậu ở vị trí ấm áp nhưng tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bạn có thể tự tạo hiệu ứng nhà kính bằng cách trùm túi nhựa nên chậu cây, cách này giúp giữ lại độ ẩm và nhiệt độ cần thiết cho hoa phát triển.
Bước 7 - Tưới nước:
- Tưới nước thường xuyên: Bạn cần tưới nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho đất. Tùy vào kích thước và mức độ thoát nước của chậu mà điều chỉnh lưu lượng tưới cho phù hợp, hầu hết các trường hợp oải hương chết đều do chết úng.
- Tưới quanh gốc và chỉ tưới vào buổi sáng, tránh làm gẫy dập lá dễ gây hư hỏng, sinh sản của sâu hại và dịch bệnh.
Mẹo nhỏ: - Nếu đặt chậu hoa gần cửa sổ, khi cây ra hoa, bạn hãy xoay chậu mỗi ngày để ánh sáng có thể tiếp xúc mọi phía như nhau, chậu hoa sẽ phát triển đồng đều và đẹp. - Thay chậu mỗi năm một lần, chậu sau lớn hơn chậu trước khoảng 3cm đường kính. Bổ sung đất trồng cho chậu mới. - Sau khi ra hoa và bắt đầu tàn nên cắt bỏ cuống hoa để kích thích cây đẻ nhánh và cho hoa tiếp. - Bạn có thể sử dụng hoa oải hương để chiết xuất tinh dầu, hay làm nguyên liệu cho nhiều món ăn. |
Một số giống hoa oải hương phổ biến:
Hoa oải hương có khoảng 39 chi (hay còn gọi là giống) khác nhau, hầu hết đều chịu hạn, chịu nóng, không ưa môi trường ẩm ướt.
Khí hậu đặc trưng của nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, do đó hoa Oải hương được gieo trồng từ giống nhập khẩu nảy mầm rất ít, cần phải có kỹ thuật chăm sóc kỹ càng.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, các nhà vườn, viện nghiên cứu sinh học Đà Lạt đã nhân giống được giống hoa oải hương có nguồn gốc từ Anh và Pháp, thích hợp với khí hậu miền Bắc nước ta.
1. English Lavender (danh pháp: Lavendula Angustifolia)
Đây là giống hoa oải hương phổ biến nhất có lá hẹp, ngắn, thân cong, hoa hình bầu dục.
Hoa có mùi hương ngọt ngào, thường được dùng làm các loại mỹ phẩm cũng như hương liệu khác nhau, có tác dụng giảm stress nhẹ nhàng, thư giãn, cân bằng tinh thần, và chữa bệnh đau đầu, mệt mỏi.
Ngoài ra, hoa khô có thể sử dụng trong các công thức nấu ăn và vật liệu trang trí. Các loài nổi tiếng trong chi này là: Lodden Blue, Royal Velvet, Melissa, Sachet, Sharon Roberts, Mitcham Gray.
2. Lavadins (danh pháp: Lavendula Intermediate)
Đây là chi Lavender được lai giữa English Lavender và Spike Lavender. Lavadins nổi tiếng có hoa đẹp, màu sắc tươi tắn và hương thơm lâu dài, chúng thường được dùng trong hàng thủ công và thảo dược.
Lavadins được sử dụng sản xuất tinh dầu nhiều bởi lượng dầu nhiều hơn loại English Lavender. Lavadins được trồng nhiều nhất ở Pháp.
Có một điểm lưu ý, hạt hoa của giống này không nảy mầm, nên Lavadins được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành. Các loài đặc trưng của chi như: Dutch Mill, Fred Boutin, Provence, Seal, White Spike, Grosso, Hidcote Giant.
3. Spanish Lavender (danh pháp: Lavendula Stoechas)
Giống hoa này có thân cao, hoa màu tím khác lạ, hình trái thông, cánh hoa dựng thẳng. Chi này có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và Bắc Phi, là lựa chọn thích hợp nhất cho vùng khí hậu ẩm ướt.
Spanish Lavender không thích hợp trong ẩm thực nhưng là một lựa chọn tuyệt vời để trang hoàng ngôi nhà hay khu vườn của bạn. Hai loài nổi tiếng nhất của chi này là Otto Quast, Dark Eyes.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét