Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Cách trồng và chăm sóc cho cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan hay còn gọi là cây phát tài giống như tên của nó, nó mang lại nhiều may mắn, phát tài phát lộc trong làm ăn buôn bán, hơn nữa cây thiết mộc lan đẹp mang đến cho không gian sống xanh của ngôi nhà càng dễ chịu hơn. Cũng vì thế cây thiết mộc lan càng ngày càng được ưa chuộng hơn.
Xem thêm : ý nghĩa của cây, hoa thiết mộc lan
Sau đây blog hoa đẹp xin hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cho cây phát tài sọc hay còn được gọi là cây Thiết Mộc Lan sinh trưởng tốt.

I.CHUẨN BỊ GIỐNG:

1. Các giống ở miền nam Việt Nam
Lựa chọn các giống trồng sinh trưởng mạnh hoặc lá đẹp, tùy vào mục đích kinh doanh cho năng suất như:
- Phát tài xanh: Lọai này sinh trưởng mạnh, thân to, phát triển nhanh, cho ra lá cứng cáp, phù hợp với mục đích kinh doanh thân và gốc.
- Phát tài sọc vàng: Phát tài sọc vàng có hai loại, loại sọc tại tâm lá và sọc hai bên viền lá. Hai loại này lá rất đẹp, có màu sắc sáng hơn loại phát tài xanh, viền lá và tâm lá có sọc vàng, loại này rất phù hợp trong việc kinh doanh lá. Và sau 5 năm có thể thu hoạch thân và gốc nếu muốn.
- Phát tài núi: Phát tài núi có hình dạng thân không thẳng, xù xì, lá to và cứng, do chủ yếu sống trên các vách đá vôi. Loại này sinh trưởng tốt và dễ chăm sóc nhưng lá thô không đẹp.

2. Kỹ thuật nhân giống
2.1 Chọn cây giống 

- Chọn vườn giống tốt không có nguồn bệnh, cây không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn định về thân và lá (tùy vào mục đích kinh doanh)
- Cây có tán lá phân bố đều quanh thân chủ (lá mọc vòng quanh thân), đốt ngắn, khả năng phân nhánh do yếu tố con người tác động được để phù hợp cho mục đích kinh doanh.
- Cây giống đạt từ 3 tuổi trở lên, nếu cây giống còn trẻ, thân sẽ non và không đủ nước trong thân để kích thích mầm non ra chồi

2.2 Nhân giống
Hiện nay nhân giống cây Phát tài có hai phương pháp: bằng hạt và bằng hom cây. Do hạt giống cây phát tài rất hiếm nên trên thị trường nhân giống bằng hom được người dân quan tâm nhiều hơn, và cho năng suất cao, nhanh.
Nhân giống bằng hom (dâm cành nhánh):
Đây là phương pháp phổ biến hiện nay với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành tầng hom riêng biệt. Dùng dao, hoặc cưa, cắt cây bố mẹ ra thành các hom có chiều dài từ 25cm đến 50cm.
Lưu ý: chọn các cây bố mẹ khỏe và mắt lá ngắn
Ưu điểm của phương pháp này là sẽ kích thích cho hom nẩy mầm nhanh, hom chủ tạo điều kiện cho mầm mới sinh trưởng tốt thông qua việc duy trì nước trong cơ thể và có bộ rễ mới xuất hiện, nhiều tế bào lông hút nhanh hơn.
- Đối với hom già: Có thể cắt ngắn hơn do cây hom chắc dự trữ nguồn dinh dưỡng cao
- Đối với hom non: Tức các phần ngọn và đỉnh sinh trưởng phải cắt dài hơn, loại hom này sinh trưởng chậm hơn hom già.

2.3 Ươm hom
Việc ươm hom cây phát tài không khó khăn do cây có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau do đó vườn ươm cũng không đòi hỏi khắt khe. Tuy nhiên để cây phát triển nhanh chúng ta nên chọn địa điểm và nguồn đất phù hợp tạo điều kiện cho cây ổn định về sau.
Để ươm hom phát tài tại vườn ươm ta chuẩn bị: Vỏ Trấu sống + Tro trấu lớn với tỷ lệ (1:4) 1m3 vỏ trấu sống + 4 m3 tro Trấu.
Làm thành một luống dâm ươm với bề ngang 1,5m, chiều dài tùy vào diện tích dâm ươm, để dễ chăm sóc. Có thể cho trực tiếp lên luống hoặc vào bịch ươm.
Trộn hỗn hợp hai thành phần trên cho đều rồi tiến hành dâm hom giống vào theo chiều thẳng đứng, hoặc nghiêng 15 độ theo phương thẳng đứng.
Trường hợp dâm xuống đất trồng phải chú ý nguồn đất xem độ tơi xốp, nhiều mùn.
Thời gian trong vườn ươm đảm bảo 3 đến 5 tháng.

II.THỜI VỤ TRỒNG, MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH
- Miền trung ( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trồng vào tháng 8-9 khi hết gió Lào, và bắt đầu vào mùa mưa.
- Tây Nguyên trồng vào tháng 5-7
- Miền đông nam bộ trồng tháng 4-8
- Miền tây nam bộ trồng tháng 6-9
Mật độ: Mật độ, khoảng cách phụ thuộc vào đất trồng, đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dầy, có hai mật độ thường được quan tâm là:
1 x 1m2.                      10.000 cây/ha.
0.5 x 0,5m2.                20.000 cây/ha.

III.BIỆN PHÁP CANH TÁC
1.Chuẩn bị đất trồng:

Cây Phát tài trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
- Đất dể thoát nước, không úng ngập, có độ dốc < 10 độ
- Tầng đất canh tác dày, đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình.
- Độ chua (pH) từ 5 - 6,5
- Làm đất: Cày sâu 2 lần, bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại, chia thành diện tích lớn, nhỏ tùy theo địa hình (nếu khai hoang trồng mới hoàn toàn và diện tích rộng dùng cày được).
- Cày, cuốc sâu 20-30cm diện tích trong vườn (nếu cải tạo vườn tạp)
2. Thiết kế hàng trồng
- Đất dốc thì thiết kế hàng theo đường đồng mức để chống xói mòn và rữa trôi.
- Thiết kế hàng theo hướng Bắc Nam để hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Lào.
- Chuẩn bị cọc tiêu để cắm định vị, đảm bảo hố trồng theo hàng lối tạo điều kiện dễ chăm sóc về sau.

3. Bón phân và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón mỗi năm phụ thuộc vào giống, mật độ trồng và khoảng cách trồng.
-Phân hữu cơ sinh học: bón 1kg/ cây
- Phân urea 50g đến 100g/cây, Phân Super lân 25g đến 50g/cây, Vôi 100g/cây
Khi bón phân cần lưu ý đào rãnh theo chiếu bóng tán lá cây, không đào rảnh sát gốc cây, rãi đều phân lên rảnh và lấp đất lại.
Năm trồng
Loại phân
Liều lượng
Ghi chú
Năm  1
Lân
0.05 kg
Bón sau khi trồng được 3 tháng

NPK (20-20-15)
0.1 kg
Bón sau khi trồng được 4 tháng

Phân hữu cơ
1 kg
Bón lót khi trồng cây

Vôi bột
0.05kg
Bón lót khi trồng cây
Năm 2
Lân
0.1kg
Bón vào đầu mùa mưa

NPK
0.5kg
Bón vào giữa mùa mưa
Năm thứ 3 trở đi
Phân hữu cơ
1kg đến 3 kg
Từ năm thứ 3 ta tiến hành bón phân hữu cơ cho cây vào đầu mùa mưa.

Ure
1kg
Sau khi thu hoạch lá

Sau khi thu hoạch tùy vào việc mục đích thu hoạch lá hay thân mà chúng ta cần bổ sung phân bón cho hợp lý.
Bên cạnh việc bón phân cần kiểm tra các nguồn bệnh để kịp thời phòng trừ hiệu quả.

IV.CHĂM SÓC
1. Kiểm tra định kỳ:
Việc kiểm tra định kỳ hằng tháng rất quan trọng, qua việc kiểm tra chúng ta xác định được các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cây trồng, đảm bảo cho việc chăm sóc hiệu quả, xác định được cây cần hay không nguồn dinh dưỡng và sâu bệnh cây.

2. Trồng dặm:
 Sau trồng 01 tháng kiểm tra, cây nào chết tiến hành trồng dặm.

3. Xén tỉa, tạo hình:
Sau khi trồng 1 năm tiến hành đốn cây theo ý muốn.
- Nếu trồng với mục đích lấy thân thẳng thì không cần phải đốn thân mà để cây mọc thẳng lên
- Nếu trồng lấy lá thì phải đốn thân cây đảm bảo cho cây ra nhiều cành nhánh và không quá cao, để đảm bảo cho việc thu hoạch lá dễ dàng hơn.
- Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết để đảm bảo cho cây tập trung dinh dưỡng phát triển theo mục đích sử dụng.

4. Làm cỏ xới xáo vun gốc:
 Làm cỏ tạo thành các băng sạch cỏ vào mùa mưa 1-2 tháng/lần, mùa khô 2-3 tháng/lần. Đầu và cuối mùa mưa cày xới quanh gốc tránh làm tổn thương đến rễ. Vào mùa mưa theo dõi tỉa bỏ các cành lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành tược bổ sung khi cần thiết.

V. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
1. Sâu hại
1.1 Mối:
Mối xông đất tạo thành đường di chuyển trên thân cây chính. Mối gây hại phần non của rễ, phần vỏ của thân và tạo vết thương trên các bộ phận này tạo điều kiện cho nấm, tuyến trùng xâm nhập và gây bệnh cho cây.
- Biện pháp phòng trừ:
Trên cây Phát tài thân cây: cạo bỏ đường đất di chuyển của mối, phun kỹ một số loai thuốc hóa học như: Pyrinex 20EC, Basudin 40EC. Dưới đất: xới đất xung quanh cách gốc cây 20cm đến 30cm, rải một trong số các loại thuốc trừ mối sau: Diaphos 10H, Padan 4H.

1.2 Rệp sáp (Pseudococidae):
Gây hại trên đọt non, lá non, và ngay cổ rễ cây, hoặc rễ cây dưới mặt đất.
- Biện pháp phòng trừ:
Trên cây phát tài: Phun rửa bồ hóng rệp sáp bằng nước sau đó phun thuốc trừ sâu kỹ trên cây, mặt đất bằng Diazan + dầu 99EC
- Đối với rệp sáp ở dưới gốc: bới đất có tụ mối quanh gốc, rải thuốc hột lấp đất tưới nước. Sử dụng bằng thuốc Supracide hoặc Puradon 3H.

2. Bệnh hại:
2.1. Bệnh sinh lý:
- Thiếu đạm: Thường xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch, lá vàng, vàng cam, ngọn lá cháy, lá rụng.
- Thiếu Kali: Đỉnh lá bị cháy kéo dọc theo rìa lá, lá dòn dễ gãy, phiến lá cong
- Thiếu lân: Cây tăng trưởng chậm lại, cằn cỗi.
- Thiếu Ca: Thiếu nặng cây cằn cỗi, các lóng ngắn lại, lá non màu xanh nhợt, mép lá cháy xém gần phiến lá màu xanh nhạt, xuất hiện các đốm nâu ở giữa gân lá mặt trên và mặt dưới lá.

2.2. Bệnh tuyến trùng
Cây Phát tài thường bị tuyến trùng gây hại chủ yếu qua bộ rễ làm cho bộ rễ cây bị thối. Rễ bị tuyến trùng xâm nhập làm cho rễ bị sưng phù và thối, lá bị vàng và sinh trưởng kém, cây không hấp thụ được dinh dưỡng, thân bị khô héo và tạo điều kiện cho các loại nấm xâm nhập nhanh.

- Biện pháp phòng trừ: Bón phân cân đối, vệ sinh diện tích trồng. Sử dụng Mocap 10G, xới đất quanh gốc bệnh cách gốc 25-50cm, rộng 10cm, sâu 10-15cm, rải thuốc 10-20g/gốc lấp đất tưới nước. Mocap 720 ND pha 1cc/1lít nước tưới đều 2 lít/gốc hoặc sử dụng Vibasu.

2.3. Bệnh chết nhanh:
Nguyên nhân do nấm Phytophthora sp.
Do tác động của côn trùng, tuyến trùng, chăm sóc xới xáo, ngập úng… làm tổn thương rễ, sau đó nấm xâm nhập và gây hại. Các đọt mầm sinh trưởng không dài thêm, lá chuyển màu xanh nhạt, mềm yếu, cành mềm yếu. Những ngày tiếp theo lá chyển sang màu vàng làm lá rụng.
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phân của cây.

- Biện pháp phòng trừ:
Chọn giống kháng bệnh và không bị bệnh.
Bón phân cân đối làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo sức đề kháng cho cây.
Chú ý đến sử dụng nhiều phân hữu cơ sinh học để tăng cường sức đề kháng cho bộ rễ và mùa mưa nên phun thường xuyên hoạt chất Chitosan để phòng trừ bệnh chết nhanh.
Tránh gây vết thương cho cây khi chăm sóc.
Thoát nước triệt để trong mùa mưa.
Tăng cường bón vôi và tiêu diệt côn trùng, tuyến trùng, mối kiến gây hại rễ.
Phun một số loại thuốc trừ bệnh, hiện có bán trên thị trường…

V.2.4. Bệnh chết chậm:
Bệnh do nhiều loại nấm gây hại: Fusarium sp, Rhizoctonia sp, Pythium sp các loại nấm này thường tồn tại trong đất, trên tàn dư của cây trồng trước, trên cây giống…
Cây bị bệnh sinh trưởng và phát triển chậm, lá nhạt, màu vàng hoặc biến dạng, thân cây hóa nâu.
- Biện pháp phòng trừ: (như bệnh chết nhanh)

VI. THU HOẠCH – BẢO QUẢN
1. Thu hoạch:
Khi thu hoạch lá cần chú ý: Không nên thu hoạch quá lạm dụng lá non, lá sát đỉnh sinh trưởng, vì như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hình hình thành diệp lục lá, thân tại vị trí đỉnh sinh trưởng cây. 
Tốt nhất thu hoạch lá cách đỉnh sinh trưởng 20cm
Trường hợp thu thân cành thì tùy vào mục đích kinh doanh là lấy thân làm cây kiểng hay để làm hom dâm ươm mà ta có thể điều phối đường kính và chiều cao cây cho phù hợp.
2. Bảo quản:
Sau khi thu hoạch cần phải được bảo quản nơi dâm mát, không để lá, thân (sản phẩm) nơi có ánh sáng trực xạ, hoặc nơi ẩm ướt, như vậy sẽ làm cho sản phẩm bị khô héo vì mất nước, và thối nhủ ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Tốt nhất là làm nhà kính trước khi thu hoạch. Để sau khi thu hoạch thì cho sản phẩm vào nhà kính để bảo quản.

Ý nghĩa của cây, hoa thiết mộc lan

Hôm nay blog hoa đẹp sẽ cùng bạn tìm hiểu về ý nghĩa của cây, hoa thiết mộc lan còn được gọi với các tên khác như cây phát lộc, phát tài hoặc phất dụ thơm.
Thiết mộc lan có tên khoa học Dracaena deremensis là một loài bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia.
Hoa Thiết mộc lan mang ý nghĩa “Bạn thật quý phái và lộng lẫy ”
Thiết mộc lan đại diện cho ngũ hành, vì thế theo quan niệm cây sẽ đem lại rất nhiều may mắn cho gia chủ.

Thiết mộc lan còn có tên gọi khác là cây phát tài, là một trong những loại cây có thể sống lâu trong môi trường bóng mát, được chưng trong nhà cả năm. Nhiều người quan niệm cây thiết mộc lan sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Nhất là khi cây nở hoa báo hiệu niềm vui tài lộc sẽ đến. Nếu như cây phát tài mang tài lộc đến thì cây cọ với những lá to biểu trưng cho sự sinh tài, giữ của, thường được trồng trước sân nhà.

Ngoài những ý nghĩa to lớn về mặt phong thủy của cây thiết mộc lan, nó còn đem lại cho con người những tác dụng tích cực về mặt sức khỏe. Một chậu cây đặt trong nhà sẽ khiến không gian của bạn trở nên tràn đầy sức sống và sự tươi mới.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Danh sách quốc hoa các nước trên thế giới

Quốc hoa bắt nguồn từ biểu tượng của nhà vua thời Trung cổ ở châu Âu, quốc hoa là loài hoa đẹp biểu trưng cho một nước, được mọi người dân yêu thích.




Quốc hoa của các nước Châu Á

 AfghanistanTulip
 IsraelAnh thảo
 IraqHồng đỏ
 IranHồngSúng
Flag of India.svg Ấn ĐộSen trắng
 IndonesiaNhài
 CampuchiaRumdul
 SyriaHồng damask
 SingaporeLan "Miss Joaquim"
 Sri LankaHoa Súng Nymphaea (Lili nước) 
 Hàn QuốcHồng Sharon
 Triều TiênMộc lan
 Thổ Nhĩ KỳTulip
 Nhật BảnHoa anh đàoCúc
 NepalĐỗ quyên
 PakistanNhài
 BangladeshHoa Súng Nymphaea (Lili nước)
 PhilippinesCúc thuý
 MalaysiaDâm bụt 
 MyanmarDáng hương mắt chim
 JordanDiên vĩ đen
 LàoĐại
 Thái LanMuồng hoàng yến
 Việt NamSen hồng
 BhutanAnh túc xanh
 BruneiSimpoh Ayer
 SípAnh thảo
 MaldivesHoa hồng
 ArmeniaTulip ArmeniaAnh túc ArmeniaThục quỳ Armenia, Muscari Armenia
 Trung QuốcHoa Mẫu Đơn

Quốc hoa của các nước Châu Phi

Flag of Egypt.svg Ai CậpSúng trắng (Súng Tiger, súng trắng, Lili nước trắng Ai Cập)
 EthiopiaLoa kèn sông Nin
 TunisiaNhài
 MadagascarTrạng nguyên
 Nam PhiKing Protea
 LibyaHoa Lựu
 LiberiaHồ tiêu
 LesothoLô hội xoán
 NamibiaWelwitschia
 ZimbabweNgót nghẻo

Quốc hoa của các nước Châu Âu

 AlbaniaAnh túc đỏ và đen
 Anh Quốc
 AnhHồng Turdo
 WalesThủy tiên trắng, Tỏi tây
 Bắc IrelandThảo nhi
 ScotlandCỏ ba lá
Flag of Italy.svg ÝChi Tiên khách lai
 EstoniaTrúc mai xanh
 ÁoHoa nhung tuyết
 Hà LanTulip
Flag of Greece.svg Hy LạpViolesTiên khách laiNguyệt quế
 San MarinoChi Tiên khách lai
 Thụy SĩHoa nhung tuyết
Flag of Sweden.svg Thụy ĐiểnKhông có quốc hoa, mỗi địa phương có một loại hoa biểu trưng riêng
 Tây Ban NhaCẩm chướng
 Cộng hòa SécĐoạn lá nhỏ
 SlovakiaHoa hồng và Đoạn lá nhỏ
 Đan MạchSúng
Flag of Germany.svg ĐứcTrúc mai xanh
 Thành VaticanBách hợp
 HungaryTulip
Flag of Finland (bordered).svg Phần LanLan chuôngHoa hồng trắng
 PhápBách hợp
 BungaryHồng
 BỉAnh túc đỏ
 Ba LanAnh túc đỏ
Flag of Portugal.svg Bồ Đào NhaCẩm chướngOải hương và Cẩm tú cầu
 MaltaCentaury Malta
Flag of Monaco (bordered).svg MonacoCẩm chướng
 LatviaCúc Oxeye
Flag of Lithuania.svg LitvaVân hương
 LiechtensteinBách hợp vàng
 LuxembourgHồng
 RomâniaTầm xuânHoa nhung tuyết và Mẫu đơn Romania
 NgaHướng dươngcúc La Mã[9]
 MacedoniaAnh túcThuốc láLúa mì
 BelarusCây lanhThanh cúc
 UkraineHướng dươngKim ngân hoa
 SerbiaHoa mơ (mận)Tử đinh hương
 SloveniaCẩm chướng
 Bosnia và HerzegovinaHoa Lyly Bosnia
 GibraltarHoa thập tự Gibraltar
 Na UyTai hùm
 IcelandDryas trắng
 Quần đảo FaroeVị kim đất ẩm
 CroatiaDiên vĩ tím (Diên vĩ Croatia)Degenia

Quốc hoa của các nước Bắc Mỹ

Cờ Hoa Kỳ Hoa KỳHồng
 El SalvadorNgọc da hoa
 CanadaPhong
 CubaNgải tiên
 Costa RicaLan Guarianthe
 JamaicaDũ sang
 Cộng hòa DominicaHoa hồng Bayahibe
 Trinidad và TobagoChaconia
 NicaraguaHoa đại alba
 HaitiDừa đại vương
 PanamaLan Thánh linh
 Barbados?
 HondurasLan gia đình
Flag of Mexico.svg MéxicoThược dược
 BelizeLan đen
 GuatemalaLan Lycaste trắng
 BermudaCỏ mắt xanh
 DominicaBois Kwaib
 Saint Kitts và NevisPhượng vĩ
 BahamasHuỳnh liên
 Antigua và BarbudaThùa Karatto

Quốc hoa của các nước Nam Mỹ

 ArgentinaVông mồng gà
 UruguayVông mồng gà
 EcuadorKhông công bố quốc hoa, bán chính thức là: Hoa hồng và Phong lan
 ColombiaHoàng lan (Cát lan)
 ChileHoa chuôn Chile
 ParaguayLạc tiên
Flag of Brazil.svg BrasilKèn vàng (Tabebuia alba)
 PeruCantuta
 BoliviaCantuta
 GuyanaSún nia

Quốc hoa của các nước Châu Đại dương

 ÚcKeo
 New ZealandKōwhai
 FijiTagimaucia
 Quần đảo CookSơn chi taitensis
 Polynesia thuộc PhápSơn chi taitensis
 TongaHeilala