Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Ý nghĩa của hoa bằng lăng trong tình yêu và cuộc sống

Hoa Bằng lăng có nguồn gốc từ Ấn Độ là một loài thực vật thuộc chi Tử vi (Lagerstroemia – một tông chi lớn thảo mộc nước to).
Tên tiếng Anh thông dụng là: Giant Crape-myrtle, Queen ‘s Crape-myrtle, Banabá Plant for Philippines, Pride of India, Queen ‘s flower.Entravel, Rose of India

Do hoa có màu tím hồng đẹp, nên hiện nay thường được trồng làm cây cảnh quan đô thị. – Gỗ bằng lăng nước màu nâu vàng, dẻo, dùng đóng đồ mộc thông thường hoặc có thể đóng thuyền.
Ý nghĩa hoa Bằng lăng
Màu tím thường mang một cái sự thương yêu và cũng có vẻ gì đó buồn buồn,, nên vì vậy hoa bằng lăng mang màu tím nên nó có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách. Phải rồi ! Hoa bằng lăng thường nở vào mùa hè, đó là mùa mà năm nào cũng có những cuộc chia ly đầy bịn rịn….học trò chia tay thầy-cô, mái trường trung học thân yêu và chia xa những đứa bạn bè gắn bó với nhau thời trung học…

hoa bang lang va hoc tro
Hoa bằng lăng gắn với nhiều kỷ niệm học trò
Hoa Bằng lăng có được ý nghĩa như vậy là nhờ một truyền thuyết về hoa bằng lăng được tương truyền cho tới ngày nay:

Ngày xưa Ngọc Hoàng có mười hai nàng công chúa. Mỗi người một vẻ, không ai thua ai. Ngọc Hoàng rất thương mười hai nàng công chúa của mình. Một hôm Ngọc Hoàng bảo ta sẽ cho các con làm chúa của các loài hoa dưới nhân gian. Cô công chúa cả thì đòi làm chúa của loài hoa Hồng, Cô kế làm chúa loài hoa Mẫu Đơn, rồi hoa Lan, hoa Huệ… Chỉ riêng cô công chúa Út không biết mình phải làm chúa hoa gì nữa. Cô lặng lẻ âm thầm đứng yên mãi đến khi Ngọc Hoàng lên tiếng.

- Hỡi nàng công chúa Út của ta, con muốn làm chúa loài hoa nào? Ta sẽ cho con toại nguyện.
nhat hoc bang lang
Bé gái nhặt hoa bằng lăng như một trò chơi hứng thú
Công Chúa Út suy nghĩ mãi vẫn chưa ra thì cô ta nhìn tà áo tím thướt ta của mình. Từ nhỏ cô đã thích màu tím. Vì thế cô xin với Ngọc Hoàng.

- Dạ tâu phụ hoàng, con rất thích màu tím ngây thơ. Xin Phụ Hoàng cho con làm chúa loài hoa mang màu tím.

Ngọc Hoàng suy nghĩ mãi mới quyết định cho nàng công chúa Út làm chúa hoa Bằng Lăng Tím.
Cùng lúc đó ở dương gian có chàng thư sinh nghèo, thấy loài hoa tím bằng Lăng vừa xinh lại dịu dàng. Chàng liền lấy về nhà trồng rồi mỗi ngày chàng điều ngắm loài hoa tím. Mỗi năm đến mùa hoa nở chàng thư sinh chết mê mệt với sắc màu tím và dần dần chàng lại đem lòng yêu thương hoa Bằng Lăng Tím. Cũng cùng lúc nàng công chúa Út của chúng ta cũng đem lòng suy mê văn tài của chàng thư sinh. Công chúa xin Ngọc Hoàng được xuống dương gian làm vợ chàng thư sinh. Ngọc Hoàng cương quyết không cho. Cô công chúa Út từ đó suy tư, không biết bao nhiêu chàng công tử trên trời đến cầu hôn nhưng nàng điều khước từ. Và từ đó loài hoa Bằng Lăng càng ngày càng phai nhạt màu tím đi. Chàng thư sinh vẫn một lòng suy tình hoa Bằng Lăng Tím.
hoa bang lang
Hoa bằng lăng rụng cũng như ngày chia tay của các thế hệ học trò
Thế nên từ đó loài người cho hoa Bằng Lăng Tím là loài hoa chung thủy, sự ngây thơ của màu tím đã tượng trưng cho tình đầu của thuở học trò.
Nguồn : Sưu tầm

Ý nghĩa của hoa Baby (Hoa chấm bi)

Hoa Baby hay còn gọi là Hoa Chấm bi xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải và Đông Âu, Baby (Baby's Breath) là tên của những hoa thơm nhỏ xíu như những bông tuyết . Gypsophila paniculata, có nghĩa là "thích phấn" (love chalk) do chúng ưa sống trên vùng đất đá vôi (gypsophily: tính ưa đá vôi, ưa thạch cao).
Hoa Baby tên khoa học: Gypsophila paniculata
Họ: Caryophyllaceae
Tên thông dụng: Gypsophila, Gyp, Baby's Breath, Happy Festival, Festival star

Hoa baby xuất phát từ tên "Baby’s breath", có nghĩa là hơi thở trẻ thơ. Nó đẹp và mong manh như hơi thở trẻ thơ !
bo hoa baby
Ý nghĩa hoa Chấm bi
Bản thân hoa Chấm bi cũng không bền với nhiệt độ và ánh sáng lắm, nghĩa là đừng nóng - đừng lạnh quá là nó sẽ héo ngay. Ðể làm được một bó hoa hoàn hảo hoặc một mẫu trang trí hoa tuyệt vời, bạn không thể không dùng hoa Baby. Hoa Baby màu trắng, những bông hoa nhỏ điểm khắp trên các nhánh hoa.
cam hoa baby
Cắm hoa Baby trong lọ thủy tinh
Ðể làm được một bó hoa hoàn hảo hoặc một mẫu trang trí hoa tuyệt vời, bạn không thể không dùng hoa Baby. Hoa Baby màu trắng, những bông hoa nhỏ điểm khắp trên các nhánh hoa. Đặc biệt khi bó hoa hồng đỏ thường kết hợp với hoa Baby, sẽ làm cho bó hoa thêm lung linh, thêm màu cho tình yêu, cho cuộc sống.

hoa baby va hoa hong
Bó Hoa hồng và Hoa chấm bi
Hoa Baby thường có màu trắng, loại mà ta hay gặp, ngoài ra hoa Baby còn có màu hồng rất hiếm gặp. Hoa Baby nhỏ li ti và trắng buốt như những hạt tuyết nhỏ.
hoa cham bi
Hoa Baby trắng tượng trưng cho tình yêu tinh khiết và ngây thơ, trong trắng.

hoa baby
Hoa Baby cài áo cho cô dâu và chú rể
Hoa baby có thể bó riêng một mình nó, hoặc có thể bó kèm với một số loại hoa khác như hồng, lily, đồng tiền,...

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

Ý nghĩa của hoa đồng tiền trong tình yêu và cuộc sống

Hoa đồng tiền có hàng trăm giống khác nhau với nhiều màu sắc: trắng, vàng, hồng, đỏ, cam,...

Hoa đồng tiền tượng trưng cho hạnh phúc, nó mang ý nghĩa về vẻ đẹp và sự diệu kì. Nó mang đến cho chúng ta sự tươi sáng và vui vẻ, không những thế nó còn thể hiện sự ngây thơ, tình yêu và lòng ca ngợi.
Xem thêm : Cách chăm sóc hoa đồng tiền
Bạn có thể tìm thấy được sự trong trắng, tinh khiết nơi đồng tiền trắng, tình yêu ở những bông hoa màu đỏ, niềm hạnh phúc của hoa đồng tiền vàng hay sự ca ngợi khích lệ của đồng tiền hồng.

Có rất nhiều loài hoa có thể bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của bạn nhưng hoa đồng tiền luôn nổi bật hẳn lên bởi sự rực rỡ đầy tươi vui của chúng. Khi bạn tặng cho ai những bông hoa này, chúng không những truyền đạt cho họ những thông điệp sâu sắc đầy ý nghĩa mà còn giúp đem lại một ấn tượng khó quên.



Hoa đồng tiền tượng trưng cho sự tin tưởng và sự sôi nổi.

Nếu bạn muốn chinh phục trái tim của một cô gái cá tính, tự tin và sôi nổi hãy tặng cô ấy một chậu hoa đồng tiền. Những bông hoa màu hồng dễ thương vươn thẳng lên từ tán lá xanh thẫm thể hiện một cá tính độc lập nhưng vẫn dịu dàng, mềm mại. Cánh hoa xòe rộng, màu sắc tươi sáng thể hiện sức sống mãnh liệt, sự nhiệt tình đến tuyệt vời.

Đặc biệt, hoa đồng tiền có thể nở quanh năm. Do cây dễ trồng và chăm sóc nên chỉ cần tưới nước cho cây ngày 1-2 lần là cây có thể cho hoa.

Ngoài ra hoa đồng tiền còn gọi là cây kim tiền. Trong những dịp đầu xuân năm mới, nếu trồng hoa hoặc cắm hoa sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc và tiền của cho gia đình

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Ý nghĩa của hoa Bồ công anh trong tình yêu và cuộc sống

Bồ công anh là loài hoa có hình cầu, màu trắng, phát tán bằng hạt nhờ gió. Đó là những bông hoa dại, mọc thấp lè tè trong trảng cỏ bên vệ đường.

Với nhiều người, hoa bồ công anh không có gì đặc biệt bởi vì nhìn bên ngoài nó rất đỗi bình thường, cái hoa trắng ngà, là những sợi nhỏ xíu như tơ, tận cùng bằng những hạt nhỏ màu nâu xám, ghim xung quanh một "cục" nhụy to tướng, có thể gọi là những cánh hoa hay không còn tùy người cảm nhận nữa. Hoa bồ công anh có màu sắc không hề hấp dẫn, hoa thì vô cùng mong manh, không thể ngắm được lâu vì chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua cũng có thể thổi bay nó ...

Hoa bồ công anh được chọn để tiên đoán tình cảm của đôi lứa: "yêu" hay "không yêu".
Thế nhưng, khi nhìn theo một khía cạnh khác, hoa bồ công anh rất đỗi đặc biệt và "dễ thương". Bồ công anh - một tên gọi khá ngộ nghĩnh so với tên những loài hoa khác, chẳng hạn hoa hồng, lan, huệ, cúc ... Dù bồ công anh nhỏ nhắn, mọc khiêm tốn bên vệ đường, nhưng cái bông hoa đó khi nở lại vươn cao xa như cái cổ dài ngoằn của một con hươu cao cổ, nó vượt lên trên tất cả những ngọn cỏ xung quanh như để nghe ngóng chuyện thiên hạ, cũng như muốn báo với mọi người sự có mặt của mình … Chúng ta không bao giờ thấy một cây bồ công anh hay một hoa bồ công anh riêng lẻ cả, mà là cả tấm thảm bồ công anh ai đó trải trên nền cỏ xanh vào những ngày xuân ánh nắng chan hòa.

Nếu bạn muốn nhắn gửi điều gì đó vào những cánh hoa, hãy cúi mình thì thầm thật khẽ bởi vì nếu không, cánh hoa sẽ sợ hãi và tan biến. Thế nhưng nếu ta kiên nhẫn chờ đợi, một cơn gió nhẹ thổi qua và trong không trung sẽ tràn ngập những cánh hoa bồ công anh màu trắng, những cánh hoa xoay tít mù hay xoay nhè nhẹ, bay thâm thấp hay bay cao tít. Nó tạo ra một khung cảnh thật lãng mạn, thơ mộng của mùa xuân.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Cách trồng và chăm sóc hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc có tên khoa học Cosmos Bipinnuatus họ Cúc. Cosmos có nghĩa là hài hòa, với thân cành mềm mại và nhiều màu sắc: đỏ, trắng, hồng. Ngoài ra có thể mỗi hoa có tới hai màu.

Cánh hoa hoặc đầu hơi vuông hoặc xẻ thùy, nông - mỏng mảnh bay lất phất trước gió nên còn được gọi là hoa cánh bướm. Hoa Cosmos là loại hoa đơn chỉ cho một lớp 8 cánh. Trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân, dễ trồng, chịu đựng tốt với nắng và rét. 

Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ sắc không quá phức tạp. Dưới đây là kỹ thuật chăm sóc hoa ngũ sắc mời bạn tham khảo.
Xem thêm : Chăm sóc hoa Tigon | Chăm sóc hoa dạ yến thảo | Chăm sóc hoa loa kèn
Kỹ thuật chăm sóc đơn giản, không đòi hỏi đất tốt. Gieo hạt trên nền đất làm kỹ tưới ẩm, sau 3 - 4 ngày là nảy mầm, 10 - 15 ngày nhổ cây con đem trồng với mật độ 30x30cm. Cần bón phân lót cây mới cao to, trồng muộn Cosmos sẽ cho hoa bé và xấu. Hoa cắt cắm lọ hoặc được trồng thành luống ở công viên. Cần vun cao một chút để cây không đổ, không phải làm dàn đỡ hay cắm cọc. Hoa có cánh mỏng nên dễ héo, hoa đã héo khó tươi trở lại. Vì vậy, sau khi cắt hoa nên cắm ngay vào nước.

Hạt Cosmos được lấy khi quả đã đen và các hạt tách ra, đem phơi 3 - 4 nắng nhẹ để khô nguội rồi gói giấy báo gác lên gác bếp. Nhân của hạt nhiều dầu, dễ mất sức nẩy mầm, nếu gia công bảo quản không tốt. Thời gian sinh trưởng 60 - 65 ngày. Mùa hè có giống cho hoa màu vàng sai hoa và cho hoa lâu.

Blog hoa đẹp chúc bạn có những cây hoa ngũ sắc phát triển tươi tốt và cho ra những bông hoa đẹp nhất.

Cách trồng và chăm sóc hoa đồng tiền

Hoa đồng tiền thường được trồng vào vụ xuân tháng 3, 4 và vụ thu tháng 9, 10. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc hoa đồng tiền :

Xem thêm : Chăm sóc hoa đỗ quyên | Chăm sóc cây xương rồng | Chăm sóc hoa thủy tiên
 Chọn đất: Đất trồng phải tơi xốp, độ thoáng cao, nhiều mùn, chủ động tưới tiêu, có độ pH 6-7.
Làm đất kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30-35cm, luống rộng 1,5-1,6m. Vôi bột bón khi trồng trên đất chua (pH 6,0) bón 500-800kg/ha, rải đều vôi trộn với đất trước khi bón lót 7-10 ngày. Lượng phân mùn bón lót cho 1ha gồm: 30 tấn phân chuồng hoai mục+10 tấn trấu (hoặc mùn)+300kg NPK (5:10:3) trộn đều bón vào từng hốc, bón trước khi trồng 15-20 ngày cho hả phân, bón xong lấp đất cao trên phân từ 3-5cm.

Chuẩn bị nhà che: Đồng tiền không chịu được cường độ ánh sáng trực xạ cao và sương muối, mưa nhiều nên phải làm giàn che để hạn chế các điều kiện bất lợi trên.

Chọn giống cây: Có thể trồng từ cây nuôi cấy mô hay cây tách thân.

Cách trồng: Trồng đồng tiền kép phát triển khỏe, lá to, với mật độ 1.800-2.000 cây/360m2, khoảng cách 35x35cm/cây. Đồng tiền đơn trồng với mật độ dày hơn 2.300-2.500 cây/360m2, khoảng cách 25x30cm/cây.

Đồng tiền phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu hay bị bệnh nghẹt rễ, cây phát triển chậm hay bị bệnh thối thân. Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây nào ngả nghiêng phải dựng lại bổ sung đất vào gốc cây.

Tưới nước: Đối với đồng tiền không nên phun tưới mạnh lên khắp mặt luống, làm đất gí chặt, cây đổ, bẩn lá gây hại cho cây, 2-3 ngày mới tưới 1 lần.

Bón 1 sào/lần khoảng 5kg đạm urê+5kg kali sunfat+5kg supe lân, khoảng 15-20 ngày bón/lần, hoà loãng với nước tưới hoặc bón vào khoảng giữa hai cây. Vặt bỏ lá già, lá sâu, bệnh thường xuyên cho thoáng gốc.

Dùng phân bón lá kích thích ra hoa đồng loạt như: Atonic, Kích phát tố hoa trái Thiên nông, Humate, Spray-N-Grow, Growmore, E200... khoảng 10 ngày phun/lần.

Chúc bạn có khu vườn hoa đồng tiền phát triển tươi tốt và cho nhiều ra những bông hoa đẹp nhất.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Cách cắm hoa trang trí cho mùa hè bớt oi bức

Cắm hoa đẹp tưởng khó mà thực ra lại đơn giản, với mẹo nhỏ dùng lá chuối làm nền xanh nổi sắc hoa trắng và cắt hình tô điểm cho bình hoa, bạn sẽ có một bình hoa thật đẹp.
Để cắm hoa đẹp cho mùa hè bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
– 3 cành cẩm tú cầu màu trắng (có thể dùng hoa păng-xê trắng), 3 cành hoa cát tường trắng, 5 cành hoa cúc trắng
– Lá chuối
– Khay thủy tinh đáy tròn, thành thẳng và cao (cao 10cm rộng 20cm)
– Tấm xốp cắm hoa, kéo, súng bắn keo, kẽm (có thể dùng que tre nhỏ)

Bước 1:
Cắt lá chuối thành hình chữ nhật có 63cm x 10cm (có thể cắt 2 miếng ngắn ghép lại). Đặt tấm lá chuối bên trong lót kín thành xung quanh chiếc lọ. Mặt phải lá hướng ra ngoài. Cắt tấm xốp tròn đặt lọt vào bên trong lớp lá chuối. Bạn nhớ ngâm thấm đều nước cho tấm xốp trước khi cắm hoa.
cam-hoa-dep-trang-tri-nha-cho-mua-he-that-mat-02
Bước 2:
Cắt ngắn cành tú cầu trắng cắm vào trong lọ, cắm cành tú cầu thứ hai ngược hướng với cành thứ nhất, cắm cành tú cầu thứ ba nhỏ hơn vào giữa 2 cành cẩm tú cầu lớn. Tiếp theo, cắt 3 cành cát tường trắng cắm vào giữa và cao hơn 3 cành cẩm tú cầu trắng. Cắt các cành hoa cúc cắm xen kẽ các khoảng trống và thấp hơn hoa cẩm tú cầu.
cam-hoa-dep-trang-tri-nha-cho-mua-he-that-mat-03
Bước 3:
Cắt lá chuối thành hình trái tim với 3 kích thước khác nhau mỗi kích thước là 2 trái tim giống nhau. Dùng súng bắn keo dán sợi kẽm vào mặt sau của lá chuối và dán chồng mặt sau của trái tim thứ hai lên trên để che dây kẽm. Dán tương tự với các trái tim lá còn lại để có đủ 3 trái tim có que kẽm kéo dài.
cam-hoa-dep-trang-tri-nha-cho-mua-he-that-mat-04
Bước 4:
Cắm 3 cây trái tim lá chuối xen kẽ giữa bình hoa.
cam-hoa-dep-trang-tri-nha-cho-mua-he-that-mat-05
Bình hoa mang hương sắc đồng nội với sắc xanh của lá chuối làm nền tươi mát và nổi bật sắc trắng tinh khôi của hoa cẩm tú cầu, hoa cát tường, hoa cúc trắng. Bạn thấy đấy, cắm hoa đẹp để trang trí nhà đôi khi không đòi hỏi quá nhiều công đoạn phức tạp hay những nguyên liệu khó tìm mà chỉ cần chút trí tưởng tượng cùng óc quan sát mà thôi.
cam-hoa-dep-trang-tri-nha-cho-mua-he-that-mat-06
Không nổi bật như sắc đỏ rực rỡ, hay sắc vàng kiêu sa, nhưng sắc trắng mang lại nét thanh nhã, nhẹ nhàng và dịu dàng như làn gió mát thổi tan cái nắng của những ngày hè. Chúc các bạn thành công!

Cách cắm hoa đẹp - Các bước cơ bản

Để làm rực sáng nhà bằng những bông hoa tươi sáng, bạn không nhất thiết phải thâm thủng quỹ hoặc hao tổn sự kiên nhẫn. Dưới đây là gợi ý những lưu ý cơ bản nhất về cách cắm hoa để có bình hoa đẹp của chuyên gia cắm hoa Kally Ellis.

Mua hoa theo mùa và ở gần nhà
Hãy chọn loại hoa đang vào vụ và ở địa phương bạn. Chẳng hạn, ở thời điểm hoa cúc nở rộ trong năm, bạn không nhất thiết phải săn lùng cho được hoa ly, lay ơn hay hồng đỏ, vì khi đó chúng sẽ rất đắt, do trái mùa. Cũng như vậy, trong mùa đông, bạn không nhất thiết phải tìm cho được thứ hoa của mùa hè, hoặc tận ở đầu kia đất nước. Chúng sẽ xấu vì mọc không đúng mùa hay vì phải vận chuyển quá xa.
Và đừng cố gắng trộn nhiều loại hoa trong một lọ. Tốt nhất, chỉ cắm mỗi lần một loại. Bạn sẽ gây được ấn tượng tốt hơn với một bình thủy tiên lớn thay vì một bó những loại hoa linh tinh.
Cắt gốc ít một
Trong lần đầu tiên cắm hoa, bạn hãy cắt gốc khoảng 2 cm. Thay nước hàng ngày nếu có thể, và mỗi lần thay nước lại cắt gốc, nó sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của hoa.
Tạo thành chùm
Nếu bạn khéo tay, hãy cắm sao cho bó hoa xoay theo hình xoắn ốc, nghĩa là thân bông này nằm đè xiên lên bông trước đó. Đó là cách để bạn tạo ra một “mái vòm” đẹp. Nhưng nếu không làm được như vậy, hãy làm đơn giản hơn bằng cách đặt tất cả chúng xuống và cắt bằng nhau, sau đó gộp chúng lại và thả vào bình. Những bông hoa sẽ rủ xuống trông tự nhiên.
Quan tâm đến bình hoa
Mọi người thường đánh giá thấp giá trị của bình hoa. Nhưng với tôi, đó là yếu tố hầu như quan trọng hơn cả những bông hoa.
Bạn cần một bộ bình hoa cơ bản sau:
– Một chiếc bình hình trụ có thành thẳng đứng, cho những hoa có thân dài như loa kèn, lay ơn.
– Một chiếc khay vuông hiện đại, dùng để dựng những bông hoa mùa xuân cắt khá ngắn sao cho chúng chỉ mấp mé trên miệng khay.
– Một bình hoa dạng bể cá vàng, dùng để cắm chỉ một vài vài bông hoa thân mềm như tulip, phong lan. Thả cọng hoa vào nước và xoáy các bông hoa xung quanh miệng bình để tạo ra ấn tượng lớn từ một số lượng hoa rất nhỏ.
– Một bình hoa dạng bầu thon có cổ rộng khoảng 10 cm và bên dưới nở rộng hơn. Loại bình này hoàn hảo để cắm các bó hoa đã bó chặt mà bạn nhận được, vì cổ bình giữ bó hoa ở đúng vị trí (đừng cắt dây buộc trước khi bó hoa đã được cắm gọn gàng).

Cách trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên

Đỗ quyên một loài hoa đẹp được nhiều người ưa chuộng. Hoa đỗ quyên có hàng ngàn loài khác nhau, chúng sống ở khắp nơi trên thế giới, ở ta nó có mặt khắp Bắc – Nam, xuôi ngược. Mọc hoang thì tốt, đem trồng thì ai cũng kêu khó khăn. Đỗ quyên Bỉ do người Bỉ lai tạo, nó được trồng nhiều ở châu Âu, sau lan khắp các châu lục khác. Đỗ quyên Bỉ cây nhỏ, sai hoa, hoa to, đa dạng, nhiều màu sắc lộng lẫy, có cây hoa cho hai màu. Theo thổ nhưỡng học, đỗ quyên là cây chỉ thị đất chua, mọc tốt ở nơi đất chua, trồng trong đất kiềm cây chết. Cây trồng tưới bằng nước giếng, nước máy lâu ngày, đất bị kiềm hóa, cây cũng chết.
Xem thêm : Cách chăm sóc hoa Tigon | Chăm sóc hoa thu hải đường | Chăm sóc hoa thủy tiên

Theo Jiang Qing Hai, một nhà trồng cây cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, thì muốn trồng và chăm sóc cho cây đỗ quyên, ta cần làm như sau:
– Chọn chậu cân đối với cây, chậu to đất nhiều, nước sẽ nhiều. Chậu có lỗ ở đáy to, miệng rộng để bốc hơi và thoát nước nhanh.
– Đất trồng là đất chua, 1/3 là đất mặt, mặt đồi núi càng tốt. 1/3 là đất mùn, tốt nhất là mùn của lá các loại cây họ thông, tùng… 1/3 là phân của bò ngựa hay các loài gia súc ăn cỏ, phơi khô đập nhỏ. Trộn các loại đó với nước giải ngấu, ủ kỹ càng tốt.
– Nguyên tắc tưới, sau khi trồng và chăm sóc cho cây lên chồi, búp mới thì đất mặt chậu không khô không tưới, tưới chỉ đủ ẩm. Cứ 10 – 15 ngày lại tưới một lần giấm ăn pha loãng 10%, nếu không thì dùng nước gạo vo, nước đậu chua pha loãng mà tưới. 5 – 10 ngày tưới nước giải ngấu pha loãng một lần.
– Kết hợp mỗi tháng một lần tưới sunfat sắt pha loãng 0,5 – 1%, cây sẽ không bị bệnh vàng lá. Không có sunfat sắt thì dùng sắt gỉ ngâm nước pha loãng tưới cũng được.
– Sang tháng 9 – 10 không tưới nước giải loãng nữa mà tưới 1- 2 lần bằng Ca4(PO4)2 + Ca (4PO4)2. Có thể thay bằng phân lân, cho cây xúc tiến mầm hoa.
– Tuyệt đối không tưới cây bằng đạm hóa học.
– Thay chậu khi thấy rễ cây ăn ra đáy chậu, thì thay chậu to hơn, kết hợp là thay đất đã chuẩn bị như đất trồng.
– Vào mùa hè nóng, cần làm giàn che, giàn che bảo đảm 70 – 80% bóng râm là được. Nhân giống đỗ quyên không khó. Ta có thể chiết cành 1 – 2 năm tuổi bằng cách bóc vỏ gỗ và bó bầu. Đất bó bầu là bùn ao sạch trộn rêu khô. Khi có cây con, thì trồng như trên. Ta cũng có thể giâm cành 1 – 2 năm tuổi cắt thành hom 10 – 12cm. Đất giâm là 40% cát, trộn 20% đất mặt, 20% phân bò ngựa khô đập nhỏ. Khi cây sống, phải chú ý tưới sunfat sắt để cung cấp sắt và tạo độ chua cho đất. Chỉ giâm chiết khi nhiệt độ không khí là 20 – 25 oC (mùa xuân hay mùa thu).

Cách chăm sóc để hoa hồng ra nhiều bông

Hoa Hồng là một loại hoa đẹp và được rất nhiều người chơi hoa ưa thích, nhất là chị em phụ nữ, vì thế cứ mỗi khi Tết đến xuân về nhiều chị em lại tìm kiếm mua những chậu hồng đẹp về đặt trong phòng khách, ban công… để chưng chơi.


Xem thêm : Ý nghĩa hoa hồng | Cách chăm sóc cây xương rồng | Cách chăm sóc hoa mười giờ

Sau khi chưng chơi vài tuần đầu xuân bông hồng tàn, rụng, nhiều người muốn chậu hồng tiếp tục cho những đợt bông mới, vẫn để chúng trong ban công và chăm sóc rất chu đáo, bón phân tưới nước đầy đủ, cây hồng rất xanh tốt, sung sức nhưng không thấy chúng ra bông.
Thực ra nhiều chị em đã không biết được rằng hồng là một loại cây thích được sống trong điều kiện có nhiều nắng. Trong cùng một điều kiện chăm sóc như nhau nếu có đầy đủ ánh nắng (mỗi ngày được chiếu nắng khoảng 8-9 tiếng đồng hồ), thì cây hồng sẽ sinh trưởng tốt, ít bị sâu bệnh gây hại, cho nhiều bông và màu sắc của bông cũng sáng đẹp, rực rỡ.
Vì những lý do trên nên nếu muốn cây hồng tiếp tục cho những đợt bông mới, các bạn cần chăm sóc cho cây hoa hồng như sau :
– Sau khi chưng chơi trong mấy ngày Tết phải đưa cây hồng từ ban công, phòng khách ra chỗ có nhiều nắng và thời gian nắng kéo dài suốt ngày. Nhưng nhớ là sau khi đưa cây ra chỗ nắng, lúc đầu nên che mát cho cây, sau một thời gian cho cây quen dần với nắng gió thì dỡ dần mái che.
– Bón bổ sung thêm một ít phân chuồng mục. Đối với phân hóa học không nên bón quá nhiều đạm, ngoài phân đạm phải bón thêm phân lân và kali để cây cứng cáp, không bị tốt lốp (nếu tốt lốp là cây hồng sẽ không ra bông). Nên bón những loại phân hỗn hợp NPK có tỷ lệ đạm, lân và kali tương đương nhau như loại 20-20-20 hoặc 20-20-15… để cây sinh trưởng và phát triển cân đối, khỏe mạnh. Khi nào cần cho cây ra bông thì thay bằng loại phân có hàm lượng lân và kali cao hơn đạm như một số loại phân bón gốc hoặc bón phun qua lá có tỷ lệ NPK là 10-20-20, khi cây bắt đầu ra nụ hoa thì phun thêm phân bón lá có tỷ lệ kali cao hơn đạm và lân như NPK 10-10-30 để bông có màu sắc đẹp và lâu tàn.
– Không nên tưới nhiều nước, chỉ nên tưới sao cho vừa đủ ẩm.
Cố gắng điều khiển sao cho cây hồng sinh trưởng khỏe mạnh, tuyệt đối không để cho cây thiếu nắng và quá tốt lốp. Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây ra nhiều tược non, từ những tược non này sẽ phát triển thành nhánh mang bông.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồng

Xương rồng một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng, không cần chăm sóc quá nhiều và nhiều hình dáng đẹp. Tuy vậy nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng, chậu cây cảnh sẽ đẹp và bền hơn.
Xem thêm : Ý nghĩa cây hoa xương rồng | Cách trồng và chăm sóc hoa hồng | cách chăm sóc hoa mai

Cách trồng xương rồng không khó và mất nhiều công sức như các loại cây cảnh khác, nhưng nếu để ý và áp dụng đúng, những chậu cây xương rồng cảnh sẽ mau lớn và đẹp hơn. Dưới đây là một vài lưu ý cho bạn tham khảo.

Tưới nước

Xương rồng bắt nguồn từ sa mạc nên chúng thích nghi tốt với môi trường khô hạn, vì vậy lượng nước tưới rất quan trọng trong quá trình chăm sóc xương rồng. Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây. Loại nước tưới: nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy.
Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Mỗi khi tưới nước, các bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.
Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như: Ban công, sân thượng…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.
Xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây. Cần chú ý: vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày có thể bị mưa làm úng nước dễ dẫn đến thối và chết cây. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công.

Ánh sáng và không khí

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồng hồ có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng
Cần chú ý ánh sáng trong kỹ thuật trồng xương rồng. (Ảnh minh họa)
Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần. Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng... Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C - 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C - 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng
Cần chú ý nhiệt độ khi trồng và chăm sóc xương rồng. (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng

Mặc dù cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khỏe đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.

Phân bón

Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20-20, giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20, giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30, kích thích ra hoa: NPK 10-60-10, trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (chú ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây).
Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg... nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Những hình ảnh động tuyệt đẹp mô tả quá trình nở của những bông hoa

Những bông hoa chỉ cần ngắm nhìn thôi cũng đã làm ta say đắm, nhưng bạn đã bao giờ được ngắm nhìn quá trình nở của những bông hoa chưa. Dưới đây blog hoa đẹp giới thiệu những hình ảnh động mô tả quá trình nở hoa của những loài hoa đẹp, nếu bạn là người yêu hoa chắc chắn bạn sẽ mê tít luôn.
Xem thêm : Ảnh động hoa hồng | Ảnh hoa thủy tiên | Cánh đồng hoa tulip đẹp










Cách trồng và chăm sóc cây hoa anh đào

Từ Nhật Bản cho cây hoa anh đào là Sakura và là khoảng dịch là "hoa anh đào Nhật Bản." Các hoa được gọi là hoa anh đào. Có một quan niệm sai lầm phổ biến mà những cây anh đào sản xuất, nhưng họ thực sự không. Quả-mang cây anh đào là một loài hoàn toàn khác nhau của cây. Những cây hoa anh đào Tên đến từ mềm mại và nó cho ra nhiều cánh hoa màu hồng rất đẹp.

Những cây hoa anh đào được biết đến với mùa nở của nó ngắn nhưng đẹp đó kết thúc bằng một mùa thu không thể tránh khỏi mặt đất. Đối với người Nhật, điều này tượng trưng cho cách sống của con người nơi tăng cao, nở, và rơi xuống là một phần của số phận tự nhiên của chúng tôi.

Xem thêm : Ý nghĩa của hoa anh đào |   Cách trồng chăm sóc cây hoa hồng | Cách chăm sóc hoa lan

Nếu bạn muốn trồng và phát triển thì bạn có thể tham khảo cách chăm sóc cây hoa anh đào dưới đây tại chuyên mục chăm sóc hoa của Blog hoa đẹp.


1. Tìm một địa điểm. Nếu bạn đang trồng ở sân sau của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn xác định vị trí tại chỗ có nhiều ánh sáng mặt trời và cho phép thoát nước tốt.

2. Mua một cây hoa anh đào cây giống hoặc trẻ từ mẫu giáo địa phương của bạn. Nếu bạn mua từ một nhà trẻ tại địa phương, mà cho phép bạn có được các nhà máy mà có thể phát triển trong khu vực của bạn. Hoa anh đào phát triển tốt trong các khu 9-11. Nếu những trồng được sản xuất từ khu vực của bạn, mà có thể làm cho chúng phù hợp hơn cho cấy trong khu vực của bạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hoa anh đào khác được bán tại các địa điểm khác sẽ không làm việc cho khu vực của bạn. Bạn có thể tìm thấy trong các khu vườn ươm nơi hoa anh đào phát triển mạnh như các nguồn lực tốt nhất của bạn. Làm nghiên cứu của bạn tốt khi mua ra khỏi khu vực hoặc trực tuyến của bạn.

3. Khai thác một lỗ khoảng một nửa kích thước và một căn cứ của các nhà máy sử dụng một hoặc spade shovel, nếu bạn đã mua một cây hoa anh đào trẻ thay vì hạt giống số một. Nới biên rễ rất nhẹ nhàng trước khi đặt bên trong các lỗ. Hãy chắc chắn rằng bạn không khai thác những lỗ quá sâu để các thân cây sẽ được tiếp xúc. Cho phép cho khoảng ba inch của các cơ sở đất tăng ở trên đất.

4. Thêm trộn đất. Anh đào hoa có thể chịu đựng nhiều phạm vi pH. Kiểm tra với nhà trẻ của bạn để tìm thấy những gì tốt nhất pH cấp cho nhà máy mà bạn đã chọn được.

5. Nước, và để cho nó thoát nước tốt trước khi thêm bổ sung.

6. Áp dụng phân bón hợp chất với các khoáng sản chỉ một lần một năm. Các chất dinh dưỡng được chậm phát hành đến hệ thống gốc chỉ khi các nhà máy đang hoạt động ngày càng tăng trong khi thời tiết ấm áp. Hỗn hợp NPK hay nitơ, Phốt phát và kali (15-9-12). [1]

7.Thưởng thức, xinh đẹp rực rỡ của hoa anh đào!

Lời khuyên:
* tỉa bớt cành ít nhất một năm một lần.
* Nếu bạn trồng nó trong một khu vực ẩm và với lá khác xung quanh nó mà sẽ phát triển theo cây, điều này sẽ giúp để giữ ẩm đất.
* Sau khi hoa nỡ xong, hãy chắc chắn ngắt lá, hoặc gỡ bỏ lá cũ từ nơi cây, để khuyến khích tăng trưởng mới.
* Nếu bạn trồng cây hoa anh đào của bạn bên cạnh một con đường, hoa mùa xuân nhạt dần sẽ rớt xuống để tạo ra một cảnh đẹp xinh xắn phủ đầy hoa dọc trên mặt đường.

Cảnh báo:
* Không thấm vào trong quá nặng nề với nước.
* Tránh cắt giảm các chi nhánh của thân như cây sồi cho các ngành có thể không tái phát triển.
* Watch the rêu. Sử dụng một vòi vườn hoặc bàn tay để giữ rêu của các chi nhánh có thể ức chế sự phát triển.

Điều bạn cần: 
* Anh đào hoa cây con hoặc cây trẻ từ mầm non
* Nồi hoặc diện tích trồng
* Đất
* Đất trộn
* Phân bón
* Nước
* Cơ bản công cụ làm vườn (cái xuổng, kéo tỉa cây)

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa mẫu đơn

Ý nghĩa của hoa mẫu đơn: biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp; cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu; sự thịnh vượng, phồn vinh ...

Hoa mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Hoa và Tây Tạng, là một trong những loài hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm.

Tên tiếng Việt : Hoa mẫu đơn
Tên Trung Hoa : Sho-Yo (hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony
Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale
Tên Latin : Paeonia officinalis
Tên khoa học : Paeonia lactiflora
Họ : Paeoniaceae

Mẫu đơn là loài hoa vương giả, sang trọng ở Trung Hoa biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, mẫu đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo quý để chữa bệnh và mang ý nghĩa “sự e lệ”.

Khi những nhà truyền giáo đạo Phật của Trung Hoa đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa mẫu đơn này. Người Nhật được biết đến là một dân tộc yêu hoa, nên loài hoa mẫu đơn mới đến đã nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của tháng sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.

Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Hoa. Loài hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn loài hoa”. Nhất là giai đoạn từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau công nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ lúc bấy giờ.

Ngày nay, mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh.


Thành phố Lạc Dương (tiếng La Tinh là Luoyang, 1 trong 4 thành phố cổ kính nhất của Trung Hoa), nổi tiếng về nhiều chủng loại hoa mẫu đơn, với sắc màu rực rỡ khác nhau nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày 21/9/1982, người dân Lạc Dương chính thức chọn mẫu đơn là biểu tượng hoa của thành phố mình. Tháng 4 là tháng của hoa mẫu đơn, thật sự đây là mùa vui cho những người yêu hoa ở xứ sở này. Hoa mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương thơm, sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ hội Mẫu đơn Lạc Dương – Luoyang Peony Festival - được tổ chức hàng năm từ 15/4 – 25/4 là một lễ hội văn hóa lớn, niềm tự hào của người dân thành phố Lạc Dương. Đây là thời gian thu hút lượng du khách trên khắp thế giới rất đông và gây một ấn tượng sâu sắc đối với họ, bời vì trong suốt mùa lễ hội, tưng bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng khá nhộn nhịp, không khí thật vui tươi. Ở Lạc Dương có nhiều loài mẫu đơn quý hiếm, màu sắc thay đổi kỳ lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm cánh, sống đã hàng trăm năm tuổi.

Hoa mẫu đơn – Peony còn là biểu tượng hoa lần thứ tư của tiểu bang Indiana – Hoa Kỳ từ ngày 13/3/1957. Thật vậy, quốc hoa đầu tiên được chọn là Cẩm Chướng (15/3/1913), rồi đến Tulip - Uất kim hương (1/3/1923), Cúc Zinnia (chưa đầy 10 năm sau đó) và sự đổi ngôi cuối cùng mới dành cho Mẫu đơn - Peony.

Truyền thuyết của loài hoa mẫu đơn:


Ngày xưa, ở một làng miền núi có một bà mẹ sinh được 10 người con trai. Làng của bà bị giặc chiếm đóng. Người cha của 10 anh con trai bị giặc giết ngay từ những ngày đầu giặc vào làng. Mười người con trai đã tham gia vào đội quân chống giặc ở trong núi, riêng người mẹ cùng những người già trong làng không theo đội quân. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân này đã nhiều lần đánh bọn giặc chạy toán loạn khi chúng tấn công lên núi.
Sau nhiều lần cho quân lên núi càn quét mà không thành, tên tướng giặc bèn sai quân bắt bà mẹ để làm con tin. Hắn uy hiếp bắt bà phải khuyên các con ra đầu hàng, nếu không hắn sẽ giết bà. Tuy nhiên, người mẹ đã quyết tâm không làm theo yêu cầu của bọn chúng, bà không phản bội quê hương và bà cũng không thể để các con làm điều đó.

Sau khi dùng mọi biện pháp nhưng không thành, bọn giặc trói người mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của bà đến cứu. Để các con không mắc mưu của chúng, không phản bội lại quê nhà, bà đã hô to: “Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương”.
Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Những người con của mẹ đã thêm sức mạnh để chiến đấu. Trước sự kiên cường của bà, bọn giặc bịt miệng bà lại, đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng.

Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm đến chỗ người mẹ bị đốt và thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn, nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Hàng đêm, từ ngôi mộ trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời.
Khi mùa xuân đến, từ ngôi mộ của người mẹ ấy mọc lên một cây trổ ra bông hoa màu đỏ thẫm giống hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loài hoa mang tên Mẫu Đơn. Loài hoa này tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng cả trái tim …

Ý nghĩa của hoa oải hương trong tình yêu và cuộc sống

Suốt thời Trung Cổ, hoa oải hương được xem như là thảo dược của tình yêu (herb of love). Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã mang nó phổ biến ra khắp châu Âu, tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm có tạo nên nguồn cung cấp dầu oải hương tại địa phương. Đây chính là một loại dược liệu thiên nhiên được ưa chuộng thời cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã sử dụng nó pha vào nước tắm bởi hương thơm và khả năng chữa bệnh của oải hương. Cây oải hương - Lavender là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng. Tên khoa học của nó Lavendula từ tiếng Latin lavare có nghĩa là rửa (to wash). Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Hoa oải hương được xếp vào danh sách những loài hoa đẹp trên thế giới. Do hương thơm sạch và tính chất đuổi côn trùng, nó là loại thảo mộc được ứng dụng rộng rãi.

Hoa oải hương thơm nức còn được dùng để chiết xuất tinh dầu làm nước hoa, pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương… tinh dầu oải hương chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Ngoài ra tinh dầu của hoa lavender có tính sát trùng và chống viêm, oải hương cũng được dùng làm thuốc an thần, và cả chất kháng khuẩn. Oải hương có tính sát trùng mạnh, giúp làm lành vết thương, vết phỏng.

Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô. Cách đơn giản nhất để lưu giữ hương thơm oải hương quanh năm là bó hoa thành những bó nhỏ hoặc bỏ trong túi vải để trong phòng. Ở những nơi có khí hậu khô, hoa lavender khô có thể thơm suốt 5 năm và còn có thể lâu hơn nữa.
                                                                   
   Siêu thị hoa - Hoa Tươi
Oải hương là một trong những loài thảo mộc thiêng liêng giữa mùa hè, và nó còn tượng trưng cho điều may mắn. Và nếu rắc tung những bông oải hương khô trong nhà, chúng sẽ mang lại sự bình yên, hoà thuận. Người ta bắt đầu mang oải hương bên mình để phòng ngừa bệnh. Còn có tập tục đặt những cành oải hương trong bàn tay người phụ nữ đang đau đẻ để mùi hương của nó cho họ sức mạnh và sự can đảm lúc vượt cạn. 
Siêu thị hoa - Hoa TươiSiêu thị hoa - Hoa TươiSiêu thị hoa - Hoa Tươi
Những bó hoa oải hương cũng được trao cho các cặp vợ chồng mới cưới để mang lại may mắn. Và rắc tung những bông oải hương khô trong nhà được cho là mang lại sự bình yên, hòa thuận. Hoa oải hương mang ý nghĩa của sự thủy chung! còn có người cho rằng hoa oải hương mang hàm ý là sự nghi ngờ, nhưng người Trung Quốc lại nói hoa oải hương hàm chứa ý nghĩa “chờ đợi tình yêu”.

Ngoài ra hoa Oải Hương còn có 3 ý nghĩa :
- Sự nghi ngờ;
- Đợi chờ tình yêu;
- Sự thủy chung (đây cũng là ý nghĩa đặc trưng của màu tím).

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Ý nghĩa và biểu tượng của hoa sen

Chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học - nhân sinh cao quý. Dưới đây là ý nghĩa và biểu tượng của hoa sen.



Biểu tượng cao quý của phẩm cách

Đạo Phật lấy hoa sen làm Phật đài. Vì sao bông hoa sen sinh trưởng trong ao hồ bùn nước kia lại được xem làm một biểu tượng linh thiêng, cao quý nhường ấy?

Trong muôn vàn các loài hoa với bao hương sắc lộng lẫy, quyến rũ và sự thực, nếu chỉ xét theo cái nhìn thông thường thì có không ít loài hoa thơm hơn sen về hương, đẹp hơn sen về sắc. Tuy vậy chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học - nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt.

Sen bắt đầu ủ mầm trong bùn đất, mà là ở vị trí cực cách bức, tối khuất, nhơ bẩn và từ vị trí đó sen nở mầm kiên nhẫn vươn lên

Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ bản.

1) Tính vô nhiễm: Sen mọc lên từ chốn tối tăm bùn lầy hôi tanh mà sen không bị vương bẩn.

2) Tính thanh lọc: Khi cây sen lớn lên, sinh sôi nẩy nở thì sẽ làm cho dòng nước nơi đó trở nên trong mát.

3) Tính thuỳ mị của mùi hương: Hương sen toả lên một mùi thơm thanh khiết, không quá nồng nàn, ngào ngạt.

4) Tính thuần khiết: Bông hoa sen từ khi nở tới lúc tàn không hề bị một loài ong bướm nào tới đậu lấy nhụy.

5) Tính kiên nhẫn: Cây sen từ lúc nẩy mầm trong bùn đất, ở đáy nước cho tới lúc vươn lên trên mặt nước rồi xoè lá, trổ hoa là cả một quá trình sinh trưởng kiên nhẫn lớn lao.

Trong thế giới thảo mộc, các loài hoa không có loài nào phải chịu đựng sự gian khó của hoàn cảnh sống đến vậy. Và ở điểm này sen còn hàm chứa ý nghĩa tốt đẹp, là sinh trưởng trong bùn tối nên sen đã tránh không phải cạnh tranh vị trí sống với loại cây nào.

Ngoài năm lẽ cơ bản về phẩm chất - tinh thần sống trên, sen còn có thêm những giá trị cao quý vô lường khác. Như hạt sen có thể cất giữ hàng trăm năm khi gieo vẫn nẩy mầm như thường. Và đời sống của sen còn thể hiện nên 3 tầng sống riêng biệt, là trong bùn tối; vươn lên khoảng trong sạch là dòng nước; rồi cuối cùng vươn lên khoảng hư không, lên với bầu khí quyển và vầng mặt trời. Quan niệm nhà Phật xem đó như biểu trưng cho 3 tầng sống là cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Cây sen trải qua 3 tầng sống đó khi nở hoa xem như sư đạt ngộ, giải thoát...

Thêm nữa, hoa sen trong Phật học còn mang nhiều lớp nghĩa khác. Như kiết già, ngồi phỏng theo thế bông sen gọi là Liên hoa toạ. Khi hai tay chắp lại làm lễ Phật, phỏng theo hình búp sen thì gọi là Liên hoa hợp chứng. Và hai bàn tay chắp lại là biểu hiện của Lý và Trí. Năm ngón tay trái là ngũ trí - Thai tạng giới, năm ngón tay phải là ngũ trí - Kim cương giới. Mười ngón tay chắp lại thành Thập độ, hay còn gọi là Thập pháp giới.

Về Thập pháp lại chia ra năm phàm và năm thánh. Tay trái thuộc phàm là Địa ngục, Ngũ quỷ, Súc sinh, Nhân và Thiện. Tay phải thuộc thánh là Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Quyền Phật và Thiện Phật... lại thêm những nghĩa, 4 chữ Vi, 12 chữ Diệu, 2 chữ Hương, 3 chữ Khiết v.v... Hay như câu chân ngôn "Án - ma - ni bát mê hồng", tạm dịch ra tiếng Việt là "Ôi! Chân linh trong Hoa sen", một câu chân ngôn được xem có huyền lực vô biên của pháp Phật.

Còn nhiều ý nghĩa khác của sen trong Phật học. Quả không gì quý và lạ bằng sen.

Ngoài Phật học, sen còn mang giá trị triết học về âm dương ngũ hành và đây cũng là một cơ sở Phật học dụng nghĩa cho Phật đài - Yên hoa tạng thế giới.

Về ngũ hành, cây sen thuộc hành mộc. Để vươn lên mặt ao hồ sen phải vượt qua tầng nước sâu, nước là hành thuỷ. Bông hoa sen màu hồng, màu thuộc hành hoả. Nhụy sen màu vàng, màu thuộc hành thổ. Và ngó sen màu trắng, màu thuộc hành kim. Ngũ hành - năm hợp chất quan trọng, có thể gọi đó là bản thể của thế gian này.

Ngoài ngũ hành, giá trị của hoa sen cũng phải kể tới hương thơm. Có thể tính làm phần giá trị thứ sáu. Số 6 này xem như phần "linh" của đời sống. Nó vô hình, vô sắc nhưng lại hữu linh.

Về âm - dương, từ phần gốc, thân sen chìm trong nước, trong tối khuất, thuộc âm, phần lá và hoa nở trên mặt nước, khoe hình sắc dưới ánh mặt trời là thuộc dương.

Loài hoa nhân sinh

Tôi nghĩ, trong thế giới cơ bản cũng có năm loại người.

Loại người thứ nhất thân phận cũng giống như gốc rễ của cây sen. Sống chìm khuất sâu trong bùn đất, chịu cách bức giữa nước với bầu khí quyển, mặt trời phía trên cao. Ấy là thân phận đại đa số con người lao động lam lũ, khổ nghèo. Dù phần "gốc rễ" mang giá trị nền tảng vô cùng quan trọng của kiếp nhân sinh đi chăng nữa, nhưng tầng lớp người lao động này do thiếu tri thức và những phương tiện, kỹ năng sống trong đời sống xã hội nên họ khó có thể vươn lên các tầng nổi - mặt trên của đời sống được.

Tầng sống thứ hai, ứng với phần thân sen, phần đó vươn lên trên bề mặt bùn đất để có sức tạo hình dáng và có thể "đung đưa" mình trong khoảng nước trong mát, ấy là lớp người, có thể nói, đã có kiến thức, kỹ năng sống nhất định và đã ít nhiều tạo được tiếng nói riêng. Có thể ví với lớp người đó có học thức nhất định. Tuy vậy ở tầng sống này vẫn còn nhiều hạn chế về tri thức, môi trường ví như thân sen còn ngâm trong nước chịu bám bíu với những rong rêu, đục bẩn.

Tầng sống thứ ba, ứng với lá sen. Ở tầng sống này là lớp người đó trang bị cho mình kiến thức đời sống đáng kể đủ sức vươn lên với một không gian sống cao rộng, với ánh sáng ấm nóng mặt trời, có thế giới quan, có tầm nhìn bao quát, chiêm nghiệm và gây được tầm ảnh hưởng của mình với đời sống xã hội. Ấy là tầng lớp trí thức bậc trung.

Tầng sống ứng với bông hoa sen. Với tầng sống này hẳn thuộc về lớp người có thể toả hương, phát sắc đời sống không chỉ cho ý nghĩa cá nhân họ mà họ đó là đài hương sắc của đời sống, có thể nói tiếng nói về giá trị cuộc đời này. Ấy là lớp trí thức cao cấp. Sức ảnh hưởng, chi phối đời sống xã hội - thời đại của lớp người này có tính quyết định. Bởi họ là đại diện không thể thay thế của giá trị xã hội, thời đại họ.

Và cũng như cách tính ngũ hành, ở cách tính phân loại này cũng có con số 6, con số hợp với điều linh, vô hình, vô sắc. Ấy là phần "linh" ứng với một hạng người đặc biệt, hạng thánh nhân. Hạng người này dù khi đã khuất hình và sắc vào thiên thu nhưng phần sống hoá linh từ phẩm chất tinh thần, tâm hồn họ thì mãi mãi ngự trị trong lòng người hậu thế. Như Đức Phật, Chúa Jêsu, Đức Thánh Trần hay các bậc vĩ nhân về văn hoá v.v...

Cây sen trong khoa Đông y còn dùng làm một cây thuốc quý với cách phân loại ra tám vị thuốc:
1) Ngó sen là vị liên ngẫu. 
2) Thân sen là vị liên chi. 
3) Lá sen là vị liên diệc. 
4) Hoa sen là vị liên hoa. 
5) Tua sen là vị liên tu. 
6) Đài sen là liên phòng. 
7) Hạt sen là vị liên nhục. 
8) Giữa hạt sen là vị liên tâm.

Âm dương, ngũ hành, tám vị thuốc quý hay lục chất (số 6), năm, sáu hạng người hay điều 6 linh thiêng trong cách ứng dụng với đài hoa sen - Phật đài là một bản trùng phức, tương giao như có ý của tạo hoá mầu nhiệm tạo thành. Hoa sen - một loài hoa có một không hai, vô cùng quý giá của thế gian này. Ôi, chân linh trong hoa sen!

Và khi nghĩ về tranh thêu chữ thập hoa sen, người viết bài này nghĩ đến dân tộc mình - dân tộc Việt, một dân tộc luôn biết hướng thiện, hướng tới những giá trị tinh thần cao quý, làm nên cốt cách văn hóa chính mình.

Hoa sen - quả xứng đáng là quốc hoa, là biểu tượng của các loài hoa ở Việt Nam.

Blog hoa đẹp muốn giới thiệu đến các bạn về Truyền thuyết của Hoa Sen như sau:

Ngày xưa ở một làng nọ có 2 cô bé mồ côi cha mẹ. Hai em được một người hát xẩm đưa về nuôi. Ông dạy cho 2 em các điệu múa bài hát. Một lần cô em bị ốm, cô chị đã đốt chiếc nhẫn quý của mình làm thành thuốc thần cứu sống em.Càng lớn 2 chị em càng trở nên xinh đẹp, hát hay múa giỏi nổi tiếng khắp vùng. Trong vùng có một tên công tử khét tiếng độc ác, làm mưa làm gió cả vùng. Nghe tiếng 2 cô, hắn âm mưu bắt về làm vợ. Một hôm người cha nuôi phải đi xa, ông hứa sẽ mua tặng mỗi con 1 món quà. Cô chị xin cha một đôi hài màu trắng thêu chỉ vàng, còn cô em xin cha một đôi hài hồng thêu chỉ vàng. Nhân lúc người cha vắng nhà tên công tử đã cho người đến bắt cô chị về. Để giữ trọn trinh tiết của mình cô gieo mình xuống hồ. Quá thương chị cô em cũng theo chị.

Khi người cha trở về không thấy con đâu. Ông đi tìm quanh và được biết chuyện. Đột nhiên ông ngửi thấy mùi hương thơm ngan ngát tỏa ra từ hồ và ông nhìn thấy trên mặt hồ những bông hoa màu trắng và màu hồng. Những cánh hoa xinh xinh tựa như dáng hài; ở giữa có nhụy vàng như những sợi chỉ thêu màu vàng; những chiếc lá xòe to giống như những chiếc nón quai thao các cô thường đội; hương hoa tỏa thơm ngào ngạt tinh khiết như tâm hồn 2 chị em. Người cha quá đau buồn bật khóc. Chợt 2 cô con gái từ dưới hồ hiện ra và bước lên cạnh ông. Ông chưa hết bàng hoàng, kinh ngạc thì cô chị đã đến bên người cha chậm rãi kể lại câu chuyện của hai chị em, rằng khi 2 chị em gieo mình xuống hồ để giữ trọn trinh tiết, thì được bà chúa hồ thương tình dang tay đón lấy và cứu sống. Bà rất yêu quý hai chị em cô, muốn hai chị em ở lại với bà. Tuy nhiên, một phần tránh sự đau buồn của cha khi nghĩ rằng con đã chết, phần vì muốn được về nhà chăm sóc cha nên hai chị em đã xin bà chúa hồ được trở về. Bà đã đồng ý cho chúng con trở về với cha và tạo ra những đóa hoa kia như hình ảnh 2 chị em để bà luôn cảm thấy có 2 chị em bên cạnh bà.

Ý nghĩa các loài hoa theo phong thủy

Từ lâu, thuật phong thủy đã sử dụng các loài hoa với ý nghĩa bổ trợ nguồn khí tốt cho ngôi nhà và gia chủ. Khi xét đến việc trang trí hoa theo phong thủy, bạn cần chú ý đến loài hoa, màu sắc và số lượng.
Dưới đây là ý nghĩa của hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa đào, hoa lan, hoa thủy tiên, và hoa cúc trong phong thủy. Đây là 6 loài hoa đẹp thường được bày trong phòng.

1. Hoa sen


Hoa sen tượng trưng cho sự hoàn hảo. Chính nhờ vẻ đẹp tinh khiết cùng hương thơm ngát không vướng bùn hôi tanh của sen mà loài hoa này rất được ưa dùng trong phong thủy. Theo đông y, tất cả thành phần của sen, từ rễ đến cánh hoa đều có tác dụng chữa bệnh. Do đó, phong thủy sử dụng sen với ý nghĩa mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, lành mạnh, không bệnh tật và tạo sự hài hòa, sang trọng cho ngôi nhà.

2. Hoa mẫu đơn

Untitled-1-8962-1392607978.jpg
Hoa mẫu đơn bắt đầu được sử dụng nhiều trong đám cưới ở Việt Nam bởi ý nghĩa lãng mạn và sự sang trọng. Ảnh: Bridgewater.
Loài hoa này được sử dụng trong phong thủy với ước mong đem đến sự lãng mạn lứa đôi và xua tan mọi bất hòa trong tình yêu. Bạn có thể sử dụng một vài bông mẫu đơn màu hồng để phát huy tác dụng mạnh nhất. Hoa mẫu đơn thường được nhắc đến là loài hoa mang vẻ đẹp nữ tính của người con gái.

3. Hoa đào

a1aaaa-7368-1392607978.jpg
Tết đến, gia đình người miền Bắc thường có cành đào đón xuân. Ảnh: Xuân Tùng.
Những cành đào nở rộ được sử dụng nhằm mang lại nguồn năng lượng cho sự khởi đầu mới, một cảm giác tươi mát, tinh khiết và ngây thơ. Hoa đào rất được ưa chuộng trong phong thủy. Những cành đào tươi thắm được cắm trong nhà dịp Tết đến xuân sang đem lại cảm giác tươi vui cho căn nhà và gia chủ.

4. Hoa lan

Loài hoa mang vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm vô cùng sang trọng và quý phái này từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy cổ điển của sự sinh sôi nảy nở. Ở phong lan, con người luôn cảm nhận được nguồn năng lượng dạt dào của tự nhiên, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo tròn đầy. Nét phong phú, đa dạng, hoàn hảo trong từng loài phong lan, mùi hương tinh khiết cùng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho loài hoa này giúp cho ngôi nhà sang trọng hơn.

5. Hoa thủy tiên

Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối liên quan đến công việc, sự nghiệp thì hãy đặt bên cạnh mình bình hoa thủy tiên trắng tinh khiết. Loài hoa này vốn được phong thủy sử dụng nhằm mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho tài năng, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và làm khơi dậy tiềm năng bẩm sinh của con người. Ngoài ra, thủy tiên còn là liều thuốc tự nhiên thúc đẩy sự sáng tạo ở con người và giúp ta có thể giải quyết những vấn đề hóc búa trong công việc hàng ngày. So với thủy tiên vàng thì thủy tiên trắng có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều hơn.

6. Hoa cúc

Untitled-1a-3434-1392607978.jpg
Hoa cúc họa mi đầu đông được cắm nhiều trong các gia đình ở Hà Nội. Ảnh: Minh Quân.
Trong phong thủy, hoa cúc biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình, cân bằng. Với sắc màu của ánh mặt trời chói chang, hoa cúc mang trong mình nguồn năng lượng dương mạnh mẽ. Vì thế nó thường được sử dụng để thu hút sự may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Việc đặt trong nhà một bình hoa tươi sắc để có được những nguồn năng lượng bổ trợ là lựa chọn hoàn hảo. Nếu không có điều kiện chăm sóc hoa, bạn có thể đặt các bức tranh vẽ các loài hoa kể trên cũng rất tốt cho căn nhà và các thành viên trong gia đình.