Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Ý Nghĩa Hoa Anh Đào | Sakura | Cherry Blossom

Hoa anh đào không đẹp rực rỡ, ngạt ngào hương thơm và có gai nhọn như hoa hồng. Điều đó tượng trưng cho vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng và không chứa đựng những sự “hiểm ác”, đó chính là ý nghĩa chính của hoa anh đào.Nhật Bản có tất cả hơn 50 loài Hoa anh đào khác nhau.
Tên tiếng Nhật : Sakura
Tên tiếng Anh : Cherry blossom 


- Hoa anh đào không thể đẹp nếu đứng độc lập một mình, mà chỉ đẹp khi nở rộ thành tảng mây hoa.
Chính hình ảnh này đã gửi gắm thông điệp: con người không thể mạnh khi đứng một mình, mà cần phải biết biểu dương sức mạnh của cộng đồng. Thông điệp này đã làm nên khối sức mạnh hùng cường của võ sĩ đạo Nhật Bản, cũng như góp phần giúp Nhật Bản vực dậy sau một thời gian khủng hoảng kinh tế và thảm bại của chiến tranh, trở thành cường quốc như ngày nay.

Quả thật, nếu biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết liên kết vạn người như một thì nguyên khí ấy sẽ là tài sản vô cùng quý báu của quốc gia.

- Hoa anh đào khi héo không như hoa hồng, cố gắng bấu víu vào đài hoa, mà chỉ cần một cơn gió thoảng qua, những cánh hoa sẽ nhẹ nhàng lìa cành. Bên cạnh đó, loại hoa này nở rồi tàn trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng một tuần. Đối với người Nhật, hoa anh đào đồng nghĩa với bản chất ngắn ngủi của chính cuộc sống cũng như vẻ đẹp thanh xuân.

- Hoa anh đào rụng một cách khoan dung, buồn bã và hùng hồn. Khoan dung vì chỉ sau vài ngày nở sẽ là hoa bắt đầu héo; buồn là vì nó nhắc nhở đến cuộc đời mong manh và ngắn ngủi. Hùng hồn vì bông hoa có cuộc đời ngắn ngủi này đã khẳng định một nét thẩm mỹ đáng tự hào của người Nhật Bản rằng những gì đẹp trong thiên nhiên cũng như trong cuộc đời thường hiếm khi tồn tại lâu, rằng chính sự tàn phai sớm cũng là một nét đẹp, nó tắt lụi đúng đỉnh cao rực rỡ của mình, đã thể hiện một cái đẹp cao cả nhất.

Nhật Bản có câu : "A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai" (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo) . Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại. .

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mĩ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa.

Video những hình ảnh hoa Anh Đào đẹp nhất


Sự tích và ý nghĩa hoa đào ngày tết

Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân. Hoa đào ngày tết không chỉ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma mà còn mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới, bên cạnh đó đào cũng là một loài hoa đẹp bởi vậy được mọi người rất ưa chuộng.


Sự tích hoa đào ngày xuân

Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường, bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.

Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình

Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, trong sáng.

Cách chăm sóc cho hoa đào nở đúng dịp tết

Ngoài các biện pháp chăm sóc khác như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán, để đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán cần thực hiện biện pháp khoanh vỏ hoặc đảo cây, vắt lá…


Hoa đào

Cách 1: Khoanh vỏ:

- Thời gian khoanh vỏ: Các giống khác nhau sẽ có thời điểm khoanh vỏ khác nhau: Đào Bích là khoảng 15/8 (âm lịch), đào Phai là 5/8, đào Thất Thốn là 1/7.

- Cách khoanh vỏ:

+ Chọn vị trí thân cây cách gốc 20 – 40 cm, dùng dao sắc khoanh 1 vòng tròn 3600 sâu tới phần gỗ của cây, day đi day lại 2 – 3 lần để tạo ra vết khoanh rõ rệt.

+ Cần khoanh vỏ vào buổi sáng ngày không mưa. Động tác khoanh vỏ chỉ thành công khi sau 1 ngày thấy nhựa cây đùn ra vết khoanh, và sau 2 – 3 ngày cây trở lên hơi bị héo. Nếu không thấy 2 hiện tượng này hoặc khi khoanh xong gặp trời mưa thì phải tiến hành khoanh lại.

Cách 2: Đảo cây

- Thời gian đảo cây: Giống Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7

- Cách đảo cây:

+ Đào 1 bầu cách gốc 20 – 25 cm, sâu 20 – 25 cm (tùy theo kích cỡ của cây), tránh làm vỡ bầu.

+Chọn ngày trời nắng để đảo và đảo vào buổi sáng. Khi đảo cây ta có thể bứng cây vào chậu luôn hoặc chuyển cây sang hố khác, lấp đất chặt gốc.

Vặt lá: Sau khi khoanh vỏ hoặc đảo cây khoảng 30 ngày, cây bắt đầu xuất hiện mầm nụ ở nách lá, mầm nụ to dần thì tiến hành vặt lá. Đối với đào Bích thời điểm vặt lá là trước Tết 45 – 50 ngày, đào Thất Thốn vặt lá trước Tết 85 – 90 ngày, đào Phai 50 – 60 ngày. Sau khi vặt lá, tiến hành buộc tán cây lại cho gọn.

Điều khiển gần dịp Tết: Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà đào có thể nở sớm hoặc nở muộn. Có một số cách điều khiển như sau:

- Thúc hoa: vào tháng 12 âm lịch, nếu trời rét đậm kéo dài (nhiệt độ <100C quá 7 ngày) thì lúc này phải thúc hoa nở bằng cách ngưng tưới nước khoảng 3 – 4 ngày. Sau đó tưới thật đẫm trở lại bằng nước ấm 40-500C vào quanh gốc 2- 3 lần/ngày, kết hợp quây nilon, thắp điện vào ban đêm và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho hoa nhanh nở.

- Hãm nở hoa: Nếu thời tiết nồm ấm kéo dài, vào hạ tuần tháng 11 đầu thâng 12 âm lịch, nụ hoa sẽ phát triển rất hanh, hoa có khả năng nở sớm thì phải hãm bằng các cách:

+ Làm giàn che lưới đen che cây kết hợp với pha phân ure nồng độ 1% vào nước lạnh phun nên thân lá hoặc tưới vào gốc.

+ Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây, ức chế quá trình sinh trưởng như hãm đào lần 1.

+ Chặt bớt từ 10-12% bộ rễ, rải rác quanh gốc cây.