Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Ý nghĩa của hoa hồng xanh

Ý nghĩa của hoa hồng xanh
Ý nghĩa của hoa hồng xanh

Hoa hồng xanh lá cây là màu của thiên nhiên. Nó tượng trưng cho sự phát triển, hòa thuận, tươi mát màu mỡ. Màu xanh lá cây còn mang lại cảm xúc an toàn. Màu xanh này còn mang lại sự nhẹ nhàng cho mắt. Màu xanh lá cây còn mang ý nghĩa của sự phát triển và hy vọng.

Tất cả mọi người đều biết rằng hoa hồngloài hoa đẹp và quyến rũ nhất trong các loài hoa. Nó luôn ngẩng cao đầu mình mà đối chọi với mọi thứ trước mặt . Nó ngẩng cao đầu để hứng ánh nắng ấm áp và có động lực sống trong cuộc đời tươi đẹp này.

Người ta mệnh danh hoa hồng là nữ hoàng của các loài hoa. Nó luôn ngẩng cao đầu và khoe sắc đẹp của mình . Nó tượng chưng cho một tình yêu bất diệt không bao giờ phai tàn. Đúng vậy, nhưng mỗi một loại hoa hồng lại có một tình yêu riêng.

Nhưng có ai biết đến hoa hồng xanh lá cây không? Có ai biết tình yêu của nó mãnh liệt và cao thượng đến thế nào không?

Có lẽ không. Bởi vì nó lúc nào cũng dấu mình trong bóng tối không muốn người ta biết cảm xúc của mình. Nó hi sinh cho người ta mà không cần người ta biết đến. Nó đại diện cho một tình yêu không được đáp lại.

Một tình yêu đơn phương bất diệt!

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Mỗi màu sắc và số lượng các bông hoa hồng mang một ý nghĩa riêng

Nếu không hiểu rõ các ý nghĩa của hoa hồng thì việc tặng hoa hồng không những không có ý nghĩa mà còn làm cho người nhận hiểu sai tình ý của người tặng.
Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tặng và tặng bao nhiêu hoa cũng được... 
Mỗi màu sắc và số lượng các bông hoa hồng mang một ý nghĩa riêng
Mỗi màu sắc và số lượng các bông hoa hồng mang một ý nghĩa riêng

Ý NGHĨA MÀU SẮC HOA HỒNG


Hoa hồng: Tỏ lòng ái mộ, tỏ sự hạnh phúc vinh dự.

Hoa hồng đỏ: Một tình yêu mảnh liệt và đậm đà, tỏ sự hạnh phúc vinh dự

Hoa hồng trắng: Tình yêu trong sáng và cao thượng.

Hoa hồng Baby: Tình yêu ban đầu.

Hoa hồng vàng: Một tình yêu kiêu sa và rực rỡ. Tình yêu sút giảm và sự phản bội tỏ ý cắt đứt quan hệ.

Hoa hồng cam: Tình yêu hòa lẫn với ghen tuông.

Hoa hồng phấn: Sự trìu mến.

Hoa hồng tỉ muội: Khi được tặng, nếu là bạn trai thì cần hiểu rằng: Bạn là một đứa em ngoan.

Ý NGHĨA SỐ LƯỢNG HOA HỒNG


1 bông: Tình yêu tuyệt vời này chỉ dành riêng em thôi...

2 bông: Tình yêu của đôi ta thật đậm sâu...

3 bông: Tôi yêu em...

5 bông: Anh yêu em muốn chết

6 bông: Tôi muốn thuộc về em...

7 bông: Anh yêu em chết lên chết xuống …

9 bông: Tình yêu chúng ta dành cho nhau là vĩnh cửu...

11 bông: Em là cô gái tôi yêu nhất trong cuộc đời này...

12 bông: Đam mê, hòa hợp và thu hút lẫn nhau...

13 bông: Kẻ si tình bí mật...

24 bông: 24giờ/ngày tôi không thể nào quên được em...

33 bông: Lời thổ lộ “Tôi yêu em” với một tình yêu sâu sắc...

36 bông: Tôi thấy lòng mình cứ quyến luyến không thôi...

44 bông: Lời hứa chân tình không bao giờ thay đổi...

50 bông: Tình yêu này tôi không hề hối tiếc...

56 bông: Ôi, tình yêu của tôi ơi!

66 bông: Cuộc tình này sẽ ra hoa kết trái...

99 bông: Sự hiểu nhau sẽ giúp tình yêu mãi bền lâu...

100 bông: ôi ta sẽ yêu nhau mãi đến “đầu bạc răng long”...

101 bông: Tôi không yêu ai khác ngoài em...

108 bông: Đồng ý lấy tôi nhé!

111 bông: Tình yêu bất diệt...

123 bông: Tình yêu tự do...

144 bông: Yêu em cả ngày lẫn đêm...

365 bông: Mỗi ngày qua không ngừng nghĩ về em, yêu em...

999 bông: Tình yêu vĩnh viễn, vững bền...

1001 bông: Tình yêu chân thành, mãi mãi..

Chúc các bạn chọn được màu hoa và số lượng hoa hồng mình mong muốn.

Ý nghĩa màu sắc của hoa

Ý nghĩa từ màu sắc của các loài hoa


Màu trắng: Ðơn sơ, thanh khiết, trung thực
Màu đen: U buồn, tang chế
Màu tím: Nhớ nhung, lãng mạn, trang trọng
Màu vàng: Rực rỡ, sung túc, cơ hội mới
Màu xanh da trời: Yêu đời, bao dung, êm dịu
Màu xanh lý: Dịu dàng, nhã nhặn
Màu xanh lá cây: Tươi mát, hy vọng, sinh động
Màu hồng: Nồng nàn, thơ ngây, đam mê.
Màu đỏ: Nồng cháy, sôi nổi
Màu cam: Tươi vui, rạng rỡ
 Ý nghĩa màu sắc của hoa
 Ý nghĩa màu sắc của hoa 

Tuỳ theo các dịp vui, ngày lễ bạn chọn hoa như


Mừng tân gia, nên chọn màu hoa tươi vui rực rỡ.
Mừng sinh nhật nên chọn các loại hoa có màu tươi ấm, thanh khiết.
Ngày Tình Yêu (Valentine's Day) nên chọn những bông hồng đỏ thắm hoặc màu hồng nồng nàn.
Ngày thầy cô giáo có thể chọn hoa hồng màu đỏ, trắng, vàng hoặc các loại lan, cúc trắng, cúc vàng v.v...
Dự tang lễ nên chọn hoa huệ ta, huệ tây, vạn thọ, cúc tím....
Ngày trọng đại nhất đời người có thể chọn những loại hoa mà mình thích, thông thường các cô dâu hay chọn hoa hồng trắng bó chung với hoa hồng đỏ, hoa hồng BB hoặc hồng nhung, hoa cúc trắng...

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Ảnh động về hoa hồng đẹp lung linh - Phần 2

Ở bài viết Ảnh động về hoa hồng đẹp lung linh - Phần 1 Blog hoa đẹp đã đem đến cho các bạn những hình ảnh động hoa hồng đẹp nhất.Hôm nay blog hoa đẹp tiếp tục gửi đến các bạn những hình ảnh động về hoa hồng cũng đẹp không kém . Mời các bạn cùng xem :














Cảm ơn quý độc giả đã ghé thăm blog. Chúc bạn tìm được những bông hoa đẹp nhất cho mình tại blog hoa đẹp .

Ảnh động về hoa hồng đẹp lung linh - Phần 1

Dưới đây là bộ sưu tập những hình ảnh động về hoa hồng vô cùng đẹp mắt , các bạn có thể tải về máy tính , điện thoại làm hình nền hay để ngắm nhìn những lúc rảnh rỗi cũng rất tuyệt vời .













Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog hoa đẹp . Chúc các bạn có những giây phút thoải mái với những hình ảnh động về hoa hồng .

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Cách trồng và chăm sóc mai

Trồng và chăm sóc mai
Hoa mai hay là hoa mai vàng tên khoa học là Ochna integerrima, thuộc họ chi mai. Hoa được rất nhiều người dân Việt Nam trồng cho mình để trong nhà trong những ngày tết để mang may mắn đến cho mọi nhà trong năm mới, nên hoa được rất nhiều người chú trọng bảo quản và chăm sóc cho mình những bông hoa mai với màu sắc trẻ trung tươi sáng để những bông hoa mai của mình luôn tỏa sáng rực rỡ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai


1. Lên luống và mương rãnh thoát nước

Cây mai không hợp với những vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Nếu trồng mai ở thế đất như trên, cần lên luống. Thông thường, bề ngang luống rộng từ 1-1,2m. Luống này sẽ dùng để ương mai con, khi lướn bứng trồng vào chậu. Giữa hai luống mai sát nhau nên có mương, rãnh thoát nước, tránh ngập úng cho vườn mai.

2. Nhân giống

a). Nhân giống hữu tính: Đây là cách trồng mai bằng hạt. Cách trồng này có ưu điểm là số lượng mai con nhiều, không tốn kém, mất ít công sức. Tuy nhiên, cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).

b). Nhân giống vô tính: Đây là cách trồng mai được tiến hành bằng việc chiết cành, ghép cành, hoặc giâm cành. Cách nhân giống này giúp cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ. Tuy vậy, với cách nhân giống này, mai không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.

* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.

Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

* Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.

Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.

Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

* Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.

Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.

Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.

2. Chăm sóc

a. Tưới nước
- Cây mai có khả năng chịu nắng hạn tốt những bạn vẫn cần để ý đến tươi nó, chắm nước cho hoa. Còn đối với trồng đại trà bạn lên thương xuyên tưới nước cho hoa nhưng với liều lượng ít để hoa luôn được tươi tốt và tưới vào sáng lúc 9 giờ là tốt nhất hoặc lúc chiều mát. Đối vói mai trồng trong chậu thường bị khô nước do đất trong chậu quá ít lên không giữ ẩm được lâu do vậy hoa mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày 2 lần

b. Bón phân
- Bón lót khi trồng: phân chuồng (phân trâu bò, tro trấu, sơ dừa…) đã qua ủ khoảng 5-10 kg/gốc, vôi bột khoảng 200-300 gr/gốc + 50-100gr lân đầu trâu. Toàn bộ lượng phân này được trộn đều trong hố (hoặc rãnh) trước khi trồng cây con.
- Bón thúc: sau khi trồng khoảng 10-15 ngày, cây bắt đầu ra rễ mới, dùng phân NPK 20-20-15+TE đầu trâu hoà loãng để tưới, lượng phân sử dụng từ 50-100 gr/10-15 lít nước, khoảng 20-30 ngày tưới 1 lần. Khi hoa mai đã lớn, lượng phân bón cũng được tăng dần và khoảng cách các lần bón phân xa hơn. Loại phân bón qua đất thích hợp cho mai là NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE. Lượng bón khoảng 20 -50 gr/gốc/lần bón, cách khoảng 1-2 tháng bón 1 lần.
Khi hoa mai đã cho hoa ổn định: hàng năm cần bón bổ sung phân hữu cơ từ 5-10 kg/gốc. Sử dụng loại phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 16-12-8-11+TE bón mỗi năm khoảng 3-4 lần với lượng bón như trên vào các đợt: sau khi tàn hoa (sau dịp Tết), cắt tỉa cành; đầu mùa mưa; giữa mùa mưa và trước khi mai nở hoa khoảng 1-1,5 tháng. Cần bón phân theo hốc, theo rãnh sâu từ 5-7 cm theo tàn lá của cây, bón vào vùng có nhiều rễ non phát triển, sau đó lấp đất, giữ ẩm vào mùa khô, thoáng gốc vào mùa mưa.
c. Diệt cỏ : Trong quá trình trồng chắc chắn sẽ xuất hiện những sâu cỏ dại lên bạn cần phải diệt ngay khi chúng ăn hết chất bổ dưỡng của hoa lên bạn cần diệt cỏ dại trước mùa mưa hằng năm. Hoa mai có khả năng kháng bệnh cao nhưng bạn vẫn cần chú ý quan sát để phát hiện bênh nhanh tróng để cho ra những bông hoa mai với màu sắc ấn tượng nhất.
Trên đây là những cách chăm sóc hoa mai đơn giản nhất để bạn có thể trồng và chăm sóc được những bông hoa mai làm hoa trang trí trong nhà cũng như khu vườn của bạn.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Cách trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo

Dạ yến thảo là loài hoa một mùa, dễ trồng, dễ sống nhưng cũng rất dễ bị lụi tàn nếu không được chăm sóc cẩn thận. Dạ yến thảo thường được trồng trong chậu để làm hoa trang trí cho các khu vườn, hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cành với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa oải hương,hoa hồng đỏ, trắng, vàng và có đặc điểm là khi chạm vào cuống hoa thấy hơi dính.
Hoa da yen thao
Hoa da yen thao

Cách trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo


Trước khi trồng và chăm sóc được cho mình những bông hoa tươi đẹp từ dạ yến thảo bạn cần lưu ý những đặc điểm sau đây:
- Cây ưa sáng, tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Hoa sẽ khỏe mạnh, cứng cáp, liên tục nở thêm nhiều hoa mới trong thời gian trung bình là 3 – 4 tháng.
Đặc điểm của cây:
- Là cây thân thảo có hai dạng cây: cây bụi đứng và cây bụi rủ.
- Có hai giống: Hoa đơn và hoa kép.
- Hoa nở bốn mùa, có ba cỡ: Hoa nhỏ sấp sỉ 5cm, nhỡ 8cm, lớn 12cm.
- Thiếu sáng một chút cây vẫn ra hoa.
- Đất trồng: Thoáng, xốp, ưa ẩm, dinh dưỡng phì nhiêu.
Thường bị bệnh nấm thối rễ hoặc sẽ yếu nếu chăm bón và nước tưới thất thường.
1. Cách trồng
Gieo hạt trong nhà vào những khay nhỏ và mang trồng ngoài vườn khi hết sương giá. Khi trồng ngoài vườn nhớ để khoảng cách giữa các cây 30 – 45 cm. Cũng có thể gieo hạt và trồng luôn trong chậu. Với Dã Yên Thảo dạng bụi nhớ kiếm cái chậu nào lớn lớn một chút. Ngắt ngọn để kích thích cây mọc thành bụi. Cắt thân khoảng 15 cm tính từ cuống hoa khi thấy các cành lan dài, mọc không đều, xô lệch vào giữa mùa hoa. Dã Yên Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã Yên Thảo có hoa liên tục hết đợt này đến đợt khác.
2. Cách chăm sóc
Tưới nước: Khi trời nắng gắt, cần tưới nước nhiều hơn bình thường để đất luôn đủ ẩm (1-2 lần/ngày). Chỉ tưới nước lúc sáng sớm hoặc chiều tối mát; không nên tưới vào lúc thời tiết đang ở nhiệt độ cao.
Khi trời mưa, quan sát độ ẩm của đất để tưới, có thể 2-3 ngày mới cần tưới một lần.

Bón phân: Phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá NPK, khoảng 10 ngày/lần; tùy vào giai đoạn phát triển của cây để chọn loại phân bón phù hợp. Một số nơi bán hoa chất lượng cao sẽ có chất dinh dưỡng đi kèm.
Chú ý:
- Tưới cây vào những lúc trời mát, không để cây thiếu nước. Cây sẽ có biểu hiện héo rũ khi thiếu nước.
- Để cây nơi có nhiều ánh sáng sẽ ra nhiều hoa hơn nhưng chậu hoa không nên đặt ở nơi chịu mưa trực tiếp. Cây không chịu được mưa nhiều và không chịu úng.
- Nên che mát chậu khi nhiệt độ cao hơn 35OC, vì bộ rễ của cây rất nhạy cảm với nhiệt độ, dễ bị nẫu khi nhiệt độ cao.
- Nên nhặt bỏ những hoa đã tàn và dùng kéo cắt tỉa những cành cây dập nát, cành khô để tạo cho độ thoáng cho hoa nở.
- Chú ý quan sát bệnh của cây. Nếu phát hiện gốc cây bị nấm làm nhũn gốc rễ, hãy gọi điện ngay để chúng tôi có thể xử lý kịp thời.
- Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất mịn.
- Khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân có thể thay đất hoặc chậu to hơn, bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc mới.

Cách trồng và chăm sóc hoa giấy

hoa giay
Hoa giấy có tên khoa học là Bougainvillea là một chị thực vật có hoa là loại dây leo dạng có gai, mọc cao tới 1-12m. Hoa thật sự của chúng nhỏ và nói chung có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ gắn liền với nhóm thực vật này, bao gồm các màu hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng. Hoa được nhiều người Việt Nam biết đến và trồng cho mình để làm những bông hoa trang trí cho khu vườn thêm nổi bật bằng những bông hoa tươi đẹp với màu sắc bắt mắt bằng những bông hoa đỏ tươi thắm, hoa là loài dễ trồng và chăm sóc lên được trồng phổ biến ở công viên cho đến công sở làm hoa văn phòng, nhà hàng hay khách sạn. Hoa dễ trồng là thế những trong bài hôm nay tôi muốn chia sẻ với các bạn cách trồng và chăm sóc hoa giấy ra hoa quanh năm.

Cách trồng và chăm sóc hoa giấy ra hoa quanh năm


1. Trồng và chăm sóc

Hoa thuộc loại dễ trồng lên bạn cần để ý những đặc điểu sau đây là bạn sẽ có được những bông hoa giấy ra hoa quanh năm:

- Trồng lại với chất trồng mới (phân chuồng, đất), nghĩa là thay đất cho cây.
- Chăm sóc cho cây sống ổn định, rồi lặt bỏ toàn bộ lá cũ.
- Quan sát: chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại.
- Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại.
- Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn.
- Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.
- Bón phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.
- Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).
- Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.

- Khi cắm hoa hay trồng hoa trong đất thì hoa giấy vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa, nếu trồng cho leo trùm nóc cổng hay dàn hiên thì nên trồng vào bồn xây. Lúc đầu cho cây tốt khi gần kín thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ. Cây hoa giấy còn có thể trồng vào chậu và tạo dáng, tạo thế được.
- Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc hoặc nước ngâm lông xương súc vật. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

 Phòng chừ sau bệnh

Hoa giấy sinh trưởng tốt lên bạn không cần quá kho khăn trong việc phòng trừ những sâu bệnh cho hoa bạn chỉ cần lưu ý trong việc phòng bệnh trước khi quyết định trông cho mình cây hoa giấy vi vậy bạn nên chọn cây không sâu bệnh làm giống, trước khi trồng phải vệ sinh thật sạch.

- Đối với những cây thời vụ xử lý hạt giống bằng vôi, thuốc diệt trừ mầm mống bệnh và trứng sâu như vậy sẽ giúp hoa tăng cường được sức đề kháng.

Chỉ cần bạn để ý một chút là bạn có thể trồng và chăm sóc được cho mình những bông hoa giấy với màu sắc tươi sáng nhất.

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu thuộc chi tú cầu có tên khoa học là Hydrangea, có nguồn gốc từ bản địa Đông Á và Châu Mỹ. Hoa thường có màu trắng khi ra hoa và trong quá trình phát triển tùy thuộc và nơi ở và độ PH mà cho ra hoa nhiều màu sắc khác nhau, tất cả bộ phận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Và để có được những bông hoa cẩm tú cầu được khỏe mạnh và cho ra những bông hoa đẹp bạn cần quan tâm và chăm sóc.
hoa cam tu cau
hoa cam tu cau


Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu :


1. Cách trồng hoa cẩm tú cầu
Là một loại cây ưa bóng mát và dễ trồng nên bạn có thể trồng những bông hoa cẩm tú cầu bằng hạt hoặc bằng nhánh, bạn tiến hành theo cách sau:

- Cắt đoạn 30 – 40cm Cắt đoạn nhánh dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gổ, mang nhiều búp to ở nách lá, cắt bỏ cặp búp, lá ở phía dưới, ngâm trong nước vài giờ, cắm vào đất, buộc cố định cho không bị lay gốc, để chỗ có nắng lốm đốm/ nhận nắng sáng (không để chỗ thiếu nắng), giữ cho đất đủ ẩm.

- Sau khi đã có cây lớn vững mạnh ta có thể ta có thể gây thêm nhiều cây khác bằng cách cắm một nhánh già cố đốt xuống đất, tưới nước đầy đủ, giữ ẩm bằng cách đắm vỏ cây vụn, ít lâu sau sẽ mọc ra chồi mới. Khi nào cảm thây cây cẩm tú cầu con vừa ý bạn có thể tách cây con và trồng vào chỗ khác.

2. cách chăm sóc hoa cẩm tú cầu

Tưới nước: Tưới thường xuyên, thấy cây bị héo lá là tưới liền để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa. Cần tưới nhiều nước vào mùa khô. Phải dự đoán tưới bao nhiêu là đủ để nước không còn đọng trên bề mặt của đất.

Tỉa cành: Trong mùa đông trễ nhất là đầu xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giữ yên chờ hết mùa bông thì cắt bỏ bông (nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ bông xuống gốc/ cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây- cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau). Chừa lại những cành mùa trước không có hoa (để được hoa vào mùa mới) (tháng 3,4,5 là mùa thu ở Úc, tỉa cành vào tháng 3-4)

Bón phân: 1 hoặc 2 lần trong năm vào cuối đông, đầu xuân lượng bón thay đổi theo kích thước của cây. Không lạm dụng phân bón sẽ gây hại cho cây, không rải phân sát gốc mà phải tưới nước sau khi rải phân.

Khi cây mới trồng: 6 tuần sau khi trồng mới bón phân (dùng cẩn thận theo hướng dẫn sử dụng) sau đó bón phân tan chậm (slow -release) với thành phần10-10-10. Vùng khí hậu ấm bón phân vào tháng 5 tháng 6, nơi lạnh thì tháng 6 tháng 7.

Cách đổi màu cho hoa cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu là loài cây đặc biệt, có thể sống trên đất chua, trung tính hoặc có tính vôi. Không những thế màu sắc của hoa có thể thay đổi tuỳ theo độ pH trong đất. Ở đất chua cây sẽ cho hoa màu lam, đất trung tính Hoa cẩm tú cầu có màu trắng sữa, đất có độ pH > 7 hoa có màu tím hoặc hồng,
Có độ pH =7 hoa có màu trắng sữa. Tùy theo sở thích của người chơi mà ta trồng ở đất có độ pH khác nhau.

Cách trồng và chăm sóc hoa thủy tiên

hoa thuy tien
Hoa thủy tiên tên khoa học là Narcissus Tazetta Linn có nguồn gốc ở miền nam Châu Âu, hoa thuộc họ hành tỏi là một trong những loài hoa đẹp cho ra những màu sắc bắt mắt và được kha nhiều người trồng. Là một loài hoa đặc biệt mùa thu sinh trưởng, mùa đông nở hoa, mùa xuân tích dinh dưỡng, mùa hè ngủ nghỉ. Hoa thủy tiên là một loài ưa sáng, ưa ẩm, sợ rét đó cũng là một điểm để bạn chú ý chăm sóc đến hoa thủy tiên.

Trồng và chăm sóc hoa thủy tiên :


Để trồng được cho mình những cây hoa thủy tiên làm hoa trang trí trong khu vườn của mình bạn có thể nắm vững những kĩ thuật sau đây trước khi trồng cho mình những bông hoa đẹp.

1. Ánh sáng
- Muốn thủy tiên sinh trưởng bình thường, hàng ngày chiếu sáng ít nhất hơn 6 giờ, thiếu ánh sáng, sẽ làm cho lá mọc vống dài, ít hoa hoặc không có hoa, nếu eo hoa đầu hoa gầy trông rất xấu. Nhưng không được đem cây phơi nắng, phơi nhiều rất không lợi cho sinh trưởng.
2. Lượng nước
- Thủy tiên ưa ẩm, sinh trưởng phát triển cần lượng nước lớn, đến kỳ thành thục trao đổi chất giảm nên lượng nước cũng phải giảm. Thủy tiên cần nuôi trong nước sạch, không dùng nước cứng, nước bẩn hoặc nước lẫn dầu, nếu không sẽ thối rễ, sinh trưởng kém.
3. Nhiệt độ
- Thủy tiên trước kỳ sinh trưởng ưa mát, nhưng về sau ưa ấm, sợ rét. Khi nhiệt độ 20-24oC, độ ẩm 70-
80%, rất thích hợp cho sinh trưởng vẩy củ. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 17-20oC, vượt quá 25oc ức thế sự ra hoa và ảnh hưởng đến hoa nở.
4. Bón phân
- Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đối với củ mỗi tháng chỉ cần tưới nước giải 1-2 lần. Nếu phân Nitơ quá nhiều, lá cây mọc vống, sự phân chia củ nhanh ảnh hưởng đến sự ra hoa năm đó. Khi nuôi trong nước không cần bón phân, nếu có điều kiện, trong kỳ ra hoa cho thêm
một ít NPK sẽ cho hoa đẹp hơn.
5. Đất
Khi trồng thủy tiên ngoài trời, đất phải tơi xốp, nhiều mùn. khả năng giữ nước tốt tầng đất dày, ph 5 -7,5 như vậy mới bảo đảm cây sinh trưởng bình thường. Nếu thủy tiên trồng chậu cần dùng 2 phần đất cát pha, 1 phấn lá mục.. phần cát và trộn một ít phân bón lót. Sau
khi trồng cần tưới nước, để nơi eo đủ ánh sáng. Không nên bón quá nhiều phân.

Cách trồng và chăm sóc hoa thu hải đường

Hoa hải đường trong các tên gọi của loài thuộc thu hải đường và thuộc loại chè. Hoa thường được trồng trong vườn hay chậu làm hoa trang trí cho ra hoa rất đẹp, hoa nở càng lâu thì cho ra hoa càng đẹp, hải đường là một cây thân gỗ sống lâu năm lên hoa rất quý giống như hoa trà và hoa đỗ quyên. Với vẻ đẹp của hoa ai cũng muốn trồng và chắm sóc được cho mình những bông hoa thu hai đường với màu sắc đẹp mắt, hoa thường ra hoa rộ từ đầu tháng chạp đến hết tháng giêng âm lịch. Trong bài hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệp của những người đi trước đã trồng được cho mình những bông hoa hải đường cho ra những bông hoa tươi đẹp. Bạn hãy trao đổi cùng chúng tôi nhé.

hoa thu hai duong

Trồng và chăm sóc hoa thu hải đường :


1. Điều kiện


Để có được cho mình những chậu hoa và một vườn hoa đẹp thì đòi hỏi trong quá trình trồng và chăm sóc hoa thì bạn phải đế ý cho mình những bước cơ bản nhất, và hiểu được hoa trồng trong điều kiện nào là lý tưởng nhất. Bạn cần để ý đến những điều kiện sau đây giúp hoa hải đường nở hoa:

a. Ánh sáng

Để có được chậu hoa hải đường to nhất có thể thì ánh sáng là điều vô cùng quan trọng, hoa hải đường ưa nửa râm hoặc ánh sáng tán xạ, là loại cây cảnh trồng trong nhà vì khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lá cây sẽ bị cháy. Thường chịu được bóng râm, mùa đông có thể đặt cây cảnh ngoài ánh sáng, những mùa khác thường phải che nắng cho cây. Nhưng nếu che quá kín, quá tối cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ. Nên đặt trong nhà ở những nơi ánh sáng vừa đủ không đặt ra giữa sân tránh cây bị chết

b. Nhiệt độ

Hoa hải đường ở miền bắc không chịu được lạnh kéo dài, cũng không chịu được nóng như ở miền nam, mà hoa hải đường thích hợp nhất trồng ở Đà Lạt nơi có khí hậu mát quanh nắm với nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất khoảng 25 độ C, nhiệt độ không được xuống dưới 12 độ C, nếu không cây tăng trưởng sẽ chậm lại. Nhiệt độ xuống quá thấp sẽ xuất hiện các bệnh lý nguy hại.



c. Đất trồng

Đất trồng là đất phải được phơi khô nỏ, sào sới nhiều lần. Tốt nhất là đất ở ruộng lúa là lý tưởng nhất. Làm đất tơi nhỏ, lên luống theo hướng Nam Bắc, rộng 1m20. Khi ra ngôi, nếu cây trong bầu bằng túi P.E thì khi trồng phải xé, bỏ túi. Nếu bầu bằng đất rơm trộn bùn thì cứ nguyên bầu để trồng. Lúc đầu khoảng cách 30 × 30. Một luống trồng 3 hàng. Đất trồng nên dùng phân NPK 16 – 16 – 5 hoặc 10 – 10 – 3, mỗi mét vuông từ 300gr đến 0,5kg. Trộn thật đều trước khi trồng.

Đó là 3i điểm mà bạn cần chú ý nhất để giúp những bông hoa thu hải đường ra hoa.

2. Trồng và chăm sóc


a. Phương pháp kích thích mọc mầm

Thường thì thu quả tháng 9/10 âm lịch ta sẽ thu những quả già hạt mẩy, tách được bạn lên phơi nắng nhẹ để kích thích hạt dễ mọc mầm. Dùng cát đen (hay còn gọi là cát xây) thật sạch, cứ 3 phần cát, trộn với 1 phần hạt hải đường. Trộn đều cát và hạt hải đường cho vào chậu (đáy chậu phải có lỗ thoát nước). Dàn đều, dày từ 10 đến 15cm. Để chậu vào nơi mát mẻ, tránh mưa nắng và sương muối. Hàng ngày dùng bơm tưới ẩm. Sau một tháng thì hạt bắt đầu mọc mầm. Hạt nảy mầm đến đâu, ta nhặt những hạt đó đem ươm tiếp.

b. Cho hạt vào bầu đất hoặc túi P.E để ươm

Làm bầu đất: Dùng bùn phù sa trộn với rơm sạch. Cứ 60% bùn phù sa trộn với 40% rơm. Trộn thật dẻo, dùng hỗn hợp này, khoanh lại bằng nắm tay. Ở giữa làm trũng một lỗ bằng quả trứng sau đó chọc lỗ cho hạt đã mọc mầm để bầu đất xếp xít nhau. Bên trên có lưới đen che mưa nắng và sương muối.

Làm bầu bằng túi P.E: Dùng tui P.E có đường kính từ 7 – 10cm dài 15cm cắt góc đáy túi cho thoát nước. Dùng phân ủ, trấu mục và đất bột tỷ lệ 50:50 phủ một lớp đất mỏng, cũng xếp những bầu này vào góc sân hay góc vườn để ươm. Bên trên có lưới đen che mưa nắng, cứ 1 tháng 2 lần dùng nước ốc ngâm hoặc nước bể phốt hố xí tự hoại pha loãng hoà với 3 – 4 phần nước lã, tưới đủ ẩm.

Sau 3 đến 6 tháng, cây cao từ 15 đến 20cm ta tiếp tục ra hàng hay còn gọi là ra ngôi

c. Chăm sóc

- Hải đường ưa ánh sáng tán xạ nên phải có mái che. Từ lúc trồng đến khi cây cao 0,8m đến 1m, cứ một tháng cho bón phân một lần. Dùng nước ốc ngâm hay nước bể phốt, pha loãng với 3 đến 4 phần nước lã tưới đều. 18 tháng sau thì có hoa, và sau 2 năm, Hải đường sẽ đem bán được. Cây to phải sau 3 – 4 năm mới có nhiều hoa đẹp.

- Các sâu, bệnh thường gặp: Hải đường thường có rệp làm phồng lá, từ tháng 4 đến tháng 7 hay có loài sau này.

- Cách phòng trừ: Dùng thuốc trừ sâu regan phun kép 2 lần (lần sau cách lần trước từ 4 đến 5 ngày) để diệt sâu.

Bằng những chia sẻ trên giúp bạn có được cho mình những cách chăm sóc hoa thu hải đường hiểu quả nhất để bạn có thể dùng những bông hoa làm chậu cảnh trong nhà hay trang trí khu vươn. Nếu có thể tôi thì mong muốn có được cho mình những bông hoa thu hải đường làm hoa văn phòng để cảnh nơi mình làm việc để được ngắm nhìn những bông hoa xinh tươi.

Chúc các bạn thành công!